menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hoàng Tuấn

Việt Nam thâm hụt thương mại, vì đâu?

Kim ngạch nhập khẩu đầu vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng mạnh là một trong những nguyên nhân dẫn tới thâm hụt thương mại lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020

Thâm hụt thương mại vì phụ thuộc đầu vào nhập khẩu trong công nghiệp chế biến chế tạo.

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Bản cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2021. Theo đó, Việt Nam ghi nhận thâm hụt thương mại lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020, do xuất khẩu giảm nhẹ và nhập khẩu vẫn tăng.

Nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 2 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, tương tự như xu hướng nhập khẩu tháng 1. Và vào tháng 1, nhập khẩu điện thoại, máy tính, điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc, tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, trong tháng 2/2021, xuất khẩu hàng hóa giảm 4,2%, trong khi nhập khẩu tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, các doanh nghiệp xuất khẩu có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - khu vực đang thống trị lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao, tỏ ra năng động hơn khi kim ngạch xuất khẩu chỉ giảm 1% so với mức giảm 15,1% của các doanh nghiệp trong nước.

Theo đối tác thương mại, dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc tăng, trong khi xuất khẩu sang EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản giảm. Kim ngạch nhập khẩu tăng là do nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 2 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, tương tự như xu hướng nhập khẩu tháng 1/2021.

Trước đó, vào tháng 1/2021, nhập khẩu điện thoại, máy tính, điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị chiếm một nửa tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm trước.

“Điều này phản ánh sự phụ thuộc nhiều của Việt Nam vào đầu vào nhập khẩu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cũng như việc đa dạng hóa thương mại tiếp tục diễn ra do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết”, bản cập nhật nêu rõ.

Đáng chú ý, theo WB, dòng vốn FDI trong tháng 2 lại hồi phục mạnh mẽ sau 2 tháng chững lại.

Cụ thể, sau khi giảm vào tháng 1/2021, Việt Nam đã thu hút được 3,4 tỷ USD vốn FDI tháng 2/2021, cao hơn 70,4% so với tháng 1 và tăng gấp 3 lần giá trị vốn FDI ghi nhận vào cùng kỳ năm 2020.

WB cũng ghi nhận sự phục hồi kinh tế trong nước đang đi đúng hướng khi sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng dương trong bối cảnh làn sóng COVID-19 thứ ba.

Bản cập nhật lưu ý, trong thời gian tới, cần đặc biệt chú ý đến việc triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 vì hoạt động này sẽ tác động đến tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam. Có thể sẽ cần có thêm các can thiệp về chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ phục hồi nhu cầu của khu vực tư nhân.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại