menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trung Nguyên

Việt Nam sẽ khẳng định vị thế “Con hổ mới của châu Á”?

Theo ấn phẩm kinh doanh hàng đầu Business Times (xuất bản tại Singapore), trong năm 2022, Việt Nam sẽ khẳng định vị thế “Con hổ mới của châu Á” và đạt được những thành công vượt bậc.

Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia năng động và phát triển nhất ở Đông Á. Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau tác động từ đại dịch COVID-19 và quá trình này sẽ tăng tốc vào năm 2022. Nhóm nghiên cứu của ngân hàng hàng đầu Singapore DBS dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 là 8%.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2022, Việt Nam sẽ đứng thứ 3 trong ASEAN về GDP, sau Indonesia và Thái Lan, trong khi năm 2021 đứng thứ 6 trong danh sách này. Tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng trong nước, cùng với số lượng người siêu giàu. Bằng chứng dễ thấy của điều này là lượng ô tô trên đường và giá các căn hộ cao cấp tăng mạnh. Tại Việt Nam, các công ty bất động sản hàng đầu Đông Nam Á đang mở rộng hoạt động, tạo ra các khu phố với những ngôi nhà có chiều cao khác nhau, thiết kế cho những người có mức thu nhập khác nhau.

Việt Nam trở thành trung tâm dịch vụ công nghệ thông tin

Một yếu tố quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đáng kể. Đất nước này đang trở thành cơ sở cung cấp dịch vụ cho các công ty quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đồng thời là nơi đầu tư phát triển một số lượng lớn công ty khởi nghiệp.

Việt Nam - “pin năng lượng mặt trời” của Đông Nam Á

Nền kinh tế bùng nổ của Việt Nam đòi hỏi nguồn năng lượng khổng lồ và quốc gia này đang tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi khỏi các dạng năng lượng “bẩn”, tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo. Việt Nam đang dẫn đầu trong tất cả các nước Đông Nam Á về công suất thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, năm 2020 đạt 16,6 gigawatt và điều này là do chính sách của chính phủ khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

Các nhà máy tìm kiếm công nhân

Năm nay, Việt Nam sẽ phải giải quyết một vấn đề quan trọng do COVID-19 bùng phát vào nửa cuối năm 2021: đó là tình trạng thiếu lao động trong nhiều doanh nghiệp. Nhiều công nhân trở về quê sau khi các khu công nghiệp miền Nam đóng cửa không vội trở lại nhà máy, xí nghiệp của mình. Chỉ tính riêng tại TP.HCM, hơn 300 000 việc làm đang bị bỏ trống.

Theo

Cả nước là một đại công trường

Sự phát triển của ngành xây dựng là một phần không thể thiếu trong công cuộc phục hồi kinh tế. Trong năm 2022, Việt Nam sẽ triển khai một số dự án cơ sở hạ tầng lớn cần thiết cho sự phát triển kinh tế của đất nước và cần đầu tư tài chính lớn. Các cơ quan chức năng Việt Nam đang xem xét vấn đề này và tiến hành sửa đổi luật xây dựng và đầu tư vì theo các chuyên gia, cần phải thu hút thêm đầu tư vào lĩnh vực này. Các nước hàng đầu trong ASEAN thể hiện sự quan tâm lớn đến các dự án logistics tại Việt Nam và sẵn sàng đóng góp vào việc triển khai các dự án này.

Thành công được chứng minh

Alexandr Rogozhin - người đứng đầu Nhóm các vấn đề kinh tế từ Trung tâm Các vấn đề phát triển và hiện đại hóa thuộc Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga - cho rằng Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu ‘con hổ mới của châu Á’ và dự báo tăng trưởng GDP 8% vào năm 2022 có vẻ không quá lạc quan: “Việt Nam đang cho thấy những kết quả đáng kinh ngạc về kinh tế và xã hội. Trong hoàn cảnh khó khăn của đại dịch COVID-19, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng, Việt Nam đã đạt được những kết quả xuất sắc”.

Alexandr Rogozhin tin tưởng rằng, sự phát triển năng động và ổn định của nền kinh tế Việt Nam có được nhờ vào chính sách hiệu quả của ban lãnh đạo Việt Nam, đó là mở cửa nền kinh tế đất nước với thế giới bên ngoài và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với nước ngoài và các hiệp hội. Một trong những bộ luật đầu tư cởi mở nhất ở Đông Nam Á đã góp phần thúc đẩy dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam. Cùng với sự ổn định chính trị, lực lượng lao động có tay nghề cao, trẻ và giá rẻ đã trở thành những yếu tố quan trọng trong việc thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm cả các công ty xuyên quốc gia.

Alexandr Rogozhin cho rằng quá trình này đã được bổ sung bằng việc nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc chuyển sang Việt Nam do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sự gia tăng giá nhân công tại Trung Quốc và nhiều yếu tố khác. Mặc dù sự phát triển nhanh chóng tạo ra nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, nhưng Việt Nam đã vượt qua và truyền cảm hứng cho sự tôn trọng và ngưỡng mộ của thế giới.

Theo Business Times, Sputnik

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả