24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hà My
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Việt Nam có hoàn toàn hưởng lợi từ thương chiến Mỹ - Trung?

Theo số liệu của Cục Thống kê Mỹ, ba tháng đầu năm 2019, tốc độ xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước.

Theo trích dẫn trên tờ Bloomberg, đây là tốc độ tăng nhanh nhất trong nhóm 12 nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ năm 2018. Đứng sau Việt Nam là Hàn Quốc với tốc độ tăng 18,4%,Đài Loan tăng22%, 13% từ Bangladesh.

Nhiều chuyên gia nhận định, tranh chấp thương mại ngày càng gia tăng chắc chắn đang thúc đẩy xu hướng các nhàsảnxuất tại Mỹ dịch chuyển sang Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.Các nhà kinh tế tại ngân hàng đầu tư Nomura của Nhật Bản cho biết, nhiềunhà nhập khẩu ở Mỹ và Trung Quốc đang tìm nguồn cung ứng hàng hóa từ các nước thứ ba để vượt qua các đợt tăng thuế do chính phủ của họ áp đặt lên một số sản phẩm của hai bên.

Tuy nhiên, theo thời gian, phản ứng lớn nhất có khả năng xảy ra là chuyển hướng thương mại. Thuế quan cao giữa hai nền kinh tế khiến các nhà cung cấp ở phần còn lại của thế giới cạnh tranh hơn so với các công ty Mỹ và Trung Quốc.

Do đó, với ưu thếvị trí gần Trung Quốc, cung cấp nguồn lao động với chi phí thấp, cũng như có môi trường kinh doanh đang được cải thiện; đồng thời là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới và sở hữu nhiều hiệp định FTA thế hệ mới có nhiều ưu đãi thuế quan với các nền kinh tế lớn, Việt Nam đang nằm trong "tầm ngắm" của nhiều doanh nghiệp lớn.

Các mặt hàng được dự báo sẽ được hưởng những ưu thế làdệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ...Việchàng Việt Nam có thể lọt qua được rào cản của Mỹ cho thấy các doanh nghiệp đang dần quan tâm hơn đến việc nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời đáp ứng được các quy chuẩn theo thông lệ quốc tế.

Như PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công thương nhận định, điều này sẽ mang lại lợi thế như một "giấy thông hành" để hàng hóa Việt Nam đi các thị trường khác.Mặt khác, khi xuất khẩu được vào thị trường Mỹ tức khả năng tìm hiểu thị trường cũng như nhu cầu thị trường của Việt Nam tăng lên, từ đó định hướng cho việc nhập khẩu công nghệ hiện đại để sản xuất ra những mặt hàng chất lượng cao.

Mặc dù vậy, đây chỉ là một khía cạnh tích cực của cuộc chiến thương mại. Nhiều quốc gia đang chứng kiến xuất khẩu sang Mỹ tăng cũng có khả năng chứng kiến xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, vì hầu hết trong số họ là nhà cung cấp chính hàng hóa trung gian cho các nhà máy Trung Quốc.

Các nước châu Á nhỏ hơn cung cấp nguyên liệu thô cho các công ty Trung Quốc đặc biệt dễ bị tổn thương bởi thuế quan cao của Mỹ đối với Trung Quốc vì thuế không chỉ nhắm đến nhà lắp ráp sản phẩm mà còn cả các nhà cung cấp thông qua chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và sự không chắc chắn do cuộc chiến thương mại kéo dài cũng đem đến những bất ổn. Giáo sư Michael George Plummer, hiệu trưởng trường Nghiên cứu quốc tế tiên tiến (SAIS), Đại học Johns Hopkins, Italy cho biết, kinh tế Trung Quốc bị suy giảm có thể dần dẫn tới tác động tiêu cực đến hàng xuất khẩu của Việt Nam.

"Chiến tranh thương mại kéo dài có thể khiến đồng Nhân dân tệ bị mất giá và hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn. Mặt khác,Mỹ có thể tìm cách hủy bỏ các quy định hỗ trợ thương mại toàn cầu", ông phân tích.

Một điều đáng lưu ý rằng, mặc dù Mỹ gia tăng nhập khẩu các sản phẩm từ Việt Nam nhưng chủ yếu vẫn là các mặt hàng truyền thống như da giày, dệt may. Đồng thời, các nhà sản xuất của Trung Quốc trong lĩnh vực này cũng đang tiến hành dịch chuyển mạnh mẽ sang Việt Nam. Điều này dễ làm tăng nguy cơ hàng Trung Quốc trà trộn gắn mác hàng Việt để xuất khẩu sang Mỹ né thuế,

Do đó, để các doanh nghiệp Việt Nam tránh lặp lại bài học của Trung Quốc bằngcách đóng góp nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu,ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, để giảm thiểu lao động. Bên cạnh đó, theo một số chuyên gia,doanh nghiệp Việt Nam trước khi xuất khẩu sangMỹnên có những thử nghiệm ngẫu nhiên và thử nghiệm thường xuyên để phát hiện lỗi.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú ý theo dõi chặt chẽ phản ứng của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tại thị trường đối tác. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc chậm khắc phục dẫn đến các vụ kiện hoặc bị xử phạt rất nặng.

Chuyên gia Celeste Leroux thuộc NOAA cho biết, thủy hải sản cũng là mặt hàng được hưởng lợi nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản trong hồ sơ phải thường trú tại Mỹ và có giấy phép thương mại thủy sản quốc tế hiện hành.

Ngoài ra, doanh nghiệp thủy sản cần có hai loại thông tin truy xuất nguồn gốc bắt buộc phải có là: thông tin về thu hoạch và cập bờ phải được báo cáo bằng điện tử, tại thời điểm nhập khẩu thông qua Hệ thống dữ liệu thương mại quốc tế (ITDS) và hồ sơ chuỗi hành trình.

Hoặc với ngành gỗ, các doanh nghiệpViệt cần loại bỏ việc lấy nguồn gỗ nguyên liệu có rủi ro cao từ nhập khẩu và thay thế bằng các nguồn gốc gỗ nguyên liệu sạch.

Chính phủ Mỹ có thể ra lệnh tiêu huỷ sản phẩm nếu nó vi phạm các yêu cầu cảu CPSC. Do đó, các doanh nghiệp cần được hướng dẫn cụ thể hơn về bước này và chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng để đối phó với bất kì tình huống nào có thể xảy ra.

Trong thời gian tới, chính phủ sẽ tăng nặng việc xử phạt để răn đe tình trạng hàng hóa nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam để vào thị trường khác. Cùng vớiđịnh hướng thu hút các nguồn vốn đầu tư FDI chất lượng cao, đồng thời tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ với các nước thuộc khu vực châu Âu được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp Việt có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn, tận dụng tối đa cơ hội từ chiến tranh thương mại.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả