Việt Nam chưa có quy định thế nào là trường quốc tế?
Thực trạng giáo dục hiện nay cho thấy, việc đưa chữ "quốc tế" vào đang là một phong trào và đánh vào tâm lý sính ngoại của phụ huynh.
Một năm học mới 2019-2020 lại sắp bắt đầu.Việc lựa chọn trường cho con em đi học tiếp tục đang là băn khoăn củanhiều phụ huynh, bởi lẽ, hiện nay có vô vàn các trường ngoài công lập được thành lập; thậm chí rất nhiều trường còntự"gắn mác" quốc tế để cạnh tranh thu hút học sinh.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Tiến Hòa, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
-Thưa ông, hiện tại người dân có thể dựa vào đâu để phân biệt thế nào là trường học quốc tế, thưa ông?
Hiện khái niệm trường quốc tế ở Việt Nam chưa định nghĩa được vì chưa có văn bản nào quy định thế nào là trường quốc tế.
Điều 29 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục có quy định về việc đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như sau:
Thứ nhất: Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động dưới hình thức trường hoặc trung tâm và được đặt tên theo quy định sau: “Đối với trường, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và tên riêng…”
Thứ hai: Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Thứ ba: Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương...”.
Trên đây là quy định việc đặt tên của các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, có nghĩa là các cơ sở có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Dựa vào quy định trên, có thể khẳng định rằng hiện tại khái niệm trường quốc tế ở Việt Nam chưa định nghĩa được vì chưa có văn bản nào quy định thế nào là trường quốc tế.
Còn nếu các nhà đầu tư Việt Nam hoàn toàn, lập lên một cơ sở đào tạo hoặc một trường mầm non, rồi thêm chữ quốc tế vào thì pháp luật chưa có quy định là cấm hay không cấm, có được thêm vào hay không?
Các trường quốc tế hầu như được hoạt động dưới mô hình là các trường tư thục. Những trường này được gắn thêm tên “quốc tế” do có yếu tố nước ngoài; thường là có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài, hoặc cả hai.
Tóm lại, nhiều trường quốc tế khác trên cả nước không hề được pháp luật công nhận là trường quốc tế.
Từ “quốc tế” chỉ được gắn vào tên trường như một tên riêng, nhằm thu hút tuyển sinh và khẳng định đẳng cấp của trường và phục vụ cho mục đích marketing.
Luật sư Nguyễn Tiến Hòa, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
- Việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc phân biệt chất lượng các trường học, thưa luật sư?
Những quy định chung chung này khiến phụ huynh nhầm lẫn rất nhiều trong việc lựa chọn trường học cho con em mình. Đặc biệt là với những gia đình có điều kiện, họ luôn muốn con em mình được học ở môi trường tốt nhất nên họ không ngại bỏ ra khoản chi phí đắt đỏ nhưng kết quả mang lại không được như mong muốn.
Còn đối với doanh nghiệp, họ lợi dụng kẻ hở này để thêm từ “quốc tế” vào tên trường để thu hút học sinh, đánh vào tâm lý sính ngoại của phụ huynh.
Ngay cả nhiều cơ sở y tế tư nhân hoặc các ngành nghề khác, không chỉ giáo dục, việc đưa chữ quốc tế vào đang là một phong trào và đánh vào tâm lý sính ngoại của khách hàng.
-Vậy, nếu được sửa đổi và đưa ra tiêu chí cho việc quy định thế nào là trường quốc tế, ông sẽ sửa đổi và đưa ra những tiêu chí nào, thưa ông?
Tôi cho rằng, chúng ta nên có một quy định rõ ràng cho việc xác định thế nào là trường quốc tế. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có một Thông tư, quy định rõ về việc đặt tên của những cơ sở đào tạo không có vốn đầu tư nước ngoài, có được sử dụng từ quốc tế trong việc đặt tên trường hay không?
Nếu các cơ sở, khi xin phép không có chữ quốc tế, nhưng khi hoạt động thêm chữ quốc tế vào để gây nhầm lẫn cho các bậc phụ huynh thì cần phải có chế tài xử phạt và cương quyết yêu cầu chủ đầu tư gỡ bỏ từ này.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận