menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Dương Mạnh

Việt Nam cần làm gì để không lỡ chuyến tàu chuyển đổi số?

Để chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số thành công, Việt Nam cần thay đổi tư duy, nhận thức về kinh tế số, thiết lập nền tảng pháp lý vững chắc để kinh tế số có cơ hội phát triển, bắt kịp với khu vực và thế giới. Đây là nhận định đượ

Kinh tế số vẫn ở trình độ thấp

Khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy, việc thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0 ở cả ba mức thấp, trung và cao có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thêm từ 28,5 - 62,1 tỷ USD.

Còn dự báo của Tổ chức Cameron (Mỹ), nếu kịch bản tốt nhất xảy ra, Việt Nam thực hiện chuyển đổi số rộng khắp trên các ngành và xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, GDP có thể tăng thêm 3.750 nghìn tỷ đồng trong 20 năm tới, tăng trưởng thêm 1,3% mỗi năm.

Dù có rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang ở trình độ kỹ thuật số rất thấp và đi chậm hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Thương mại điện tử cũng chưa thực sự phát triển xứng tầm với quy mô của nền kinh tế. GDP của Việt Nam là 262 tỷ USD thì thương mại điện tử chỉ chiếm chưa đến 17% - một con số rất nhỏ.

“Kinh tế số đang là xu hướng tất yếu của thế giới và Việt Nam không thể đi ngược lại mà phải đi nhanh hơn”, ông Hiếu nói.

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng của VEPR, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển ứng dụng công nghệ số. Bởi lẽ, Việt Nam là nước có dân số trẻ nên nhu cầu sử dụng số hoá rất cao, từ nông thôn đến thành thị.

“Hầu hết người trẻ hiện nay đều dùng internet và điện thoại thông minh”, ông Thành lưu ý.

Ngoài ra, theo GS-TSKH. Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng khoa học dữ liệu, Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, Giám đốc khoa học Viện John von Neumann, trong phê duyệt của Chính phủ về chương trình chuyển đổi số, Việt Nam đang hướng đến: Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số. Kinh tế nền tảng đang gắn liền với chính sách chuyển đổi số của Nhà nước.

Hiện nay tại một số thành phố lớn, các trường tư thục xem công nghệ số là một môn học để đưa vào chương trình đào tạo như một môn học chính khoá. Điều này sẽ nhân rộng tư duy nghiên cứu ra các sản phẩm số.

“10 năm nữa, Việt Nam sẽ có một nguồn nhân lực nghiên cứu, sản xuất ra các sản phẩm từ nền tảng số”, ông Trịnh Minh Giang, Chủ tịch HĐQT UPGen cho hay.

Cần chuyển đổi tư duy

Để bắt kịp với thế giới trong kỷ nguyên chuyển đổi số, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ, các bộ ngành và doanh nghiệp cần phải chuyển đổi tư duy về kinh tế số.

TS. Nguyễn Đức Thành nhận định, đối với việc điều hành hoạt động của các nền tảng, tư duy quản lý nền tảng số cần dựa trên đặc điểm của mô hình kinh doanh.

“Áp dụng tư duy quản lý theo mô hình truyền thống dạng ống đối với nền tảng số sẽ cản trở những việc xây dựng hệ thống chính sách công bằng đối với kinh tế Nhà nước. Vậy nên trước tiên, nhà hoạch định chính sách cần hiểu rõ về những mô hình nền tảng, phương thức hoạt động, tác động tới các đối tượng có liên quan”, ông Thành đề xuất.

Còn theo ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành khu vực của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, sự lo lắng chuyển đổi số phát triển sẽ dẫn đến thất nghiệp sẽ có thể xảy ra. Vấn đề cốt lõi là chính sách có tạo điều kiện để doanh nghiệp, người dân dịch chuyển, khai thác ứng dụng công nghệ hay không.

Ông Vũ Tú Thành cho rằng, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đang khai thác rất tốt thì doanh nghiệp Việt Nam lại đang bị “trói chân” vì cơ chế khi chưa có hành lang pháp lý phù hợp và thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, kinh doanh nên rất nhiều startup Việt phải tìm cơ hội ở Singapore.

TS. Nguyễn Đức Thành cũng cho rằng, tiềm năng của người Việt Nam chưa được khai thác bởi rào cản từ môi trường pháp lý.

“Nếu có môi trường tốt, nền tảng luật pháp vững chải thì một người VIệt Nam có tiềm năng sẽ trội hơn.Cần có một môi trường luật pháp tốt để bảo vệ những người có thể sáng tạo. Để có sự sáng tạo phải có sự bảo đảm về mặt luật pháp nhằm tạo động cơ cho sự sáng tạo”, ông Thành phân tích.

Để doanh nghiệp có thể thích nghi trong quá trình chuyển đổi số, GS TSKH Hồ Tú Bảo khuyến nghị 4 giải pháp: Thứ nhất, cần thay đổi nhận thức từ những người quản lý. Thứ hai, phải có chuẩn bị năng lực chuyển đổi số gồm trang thiết bị và con người. Thứ ba, chuẩn bị dữ liệu. Thứ tư, xác định được mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại