Việc Nga thủy chung với Syria, chống "cách mạng màu" khiến Ả Rập Saudi quyết ủng hộ Nga, rời xa Mỹ
Khi Mỹ và các đồng minh đồng lòng chống lại cuộc tiến quân của Nga vào Ukraine, thì Ả Rập Saudi quyết ủng hộ Nga
Bằng cách không công khai lên án cuộc tiến quân và nhắc lại cam kết của mình với thỏa thuận OPEC +, chính phủ Ả Rập Saudi đã không ngại phơi bày những rạn nứt trong quan hệ đối tác lâu dài với Mỹ.
Ả Rập Saudi ủng hộ Nga
Bất chấp lời kêu gọi tăng sản lượng dầu, Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman đã từ chối nói chuyện với Tổng thống Mỹ Joe Biden một tuần sau khi nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trước việc Riyadh từ chối bù đắp thị trường thiếu hụt từ Nga, Mỹ cho rằng Hoàng gia Ả Rập Saudi đang ủng hộ Nga bằng cách cho phép Moscow vũ khí hóa năng lượng trước các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế. Từ đó, Nga vẫn khiến các nước châu Âu phụ thuộc vào năng lượng từ dầu và khí đốt của Nga không bù đắp được nguồn cung.
Hôm 22.3, chính phủ Ả Rập Saudi vẫn từ chối lên án các hành động của Nga. Thay vào đó, ngoại trưởng Ả Rập Saudi đã nói chuyện với người đồng cấp Nga, khẳng định mối quan hệ song phương của các nước và “các cách để củng cố và tăng cường chúng”.
Bất chấp sự can thiệp của Ả Rập Saudi, chính quyền Biden gần đây đã gửi thêm hệ thống chống tên lửa Patriot tới vương quốc này khi các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào các cơ sở năng lượng và nguồn nước của Ả Rập Saudi. Dù vậy, Ả Rập Saudi đã đưa ra một tuyên bố từ chối trách nhiệm về bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung dầu nào do chiến sự gây ra.
Việc Ả Rập Saudi không sẵn sàng tăng sản lượng dầu theo yêu cầu của Biden là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự thủy chung đang thay đổi. Trong suốt mối quan hệ đối tác kéo dài bảy thập kỷ, Washington đã đóng vai trò là người bảo đảm an ninh chính của Riyadh và đổi lại, hầu hết các quốc vương Ả Rập Saudi đều phối hợp chặt chẽ với Mỹ trong các vấn đề năng lượng.
Tuy nhiên, kể từ khi Thái tử Mohammed bin Salman củng cố quyền lực, mối quan hệ song phương ngày càng trở nên căng thẳng bởi những quyết định chính sách đối ngoại cứng rắn của Ả Rập Saudi, gồm cả cuộc chiến kéo dài 7 năm ở Yemen, cũng như vấn đề nhân quyền, đặc biệt liên quan đến vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại.
Bất chấp mối quan hệ phức tạp, nhiều quan chức Biden vẫn tiếp tục nhắc lại cam kết của Mỹ đối với an ninh của Ả Rập Saudi. Những tuyên bố như vậy được hỗ trợ bởi sự hỗ trợ không ngừng của Mỹ đối với cuộc chiến do Ả Rập Saudi khởi xướng ở Yemen, gồm cả vụ bán vũ khí gần giá 650 triệu USD cho hoạt động phòng thủ của Ả Rập Saudi khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa xuyên biên giới của Houthi và máy bay không người lái.
Hơn nữa, Mỹ đã thể hiện sự đóng góp đối với an ninh của các đối tác vùng Vịnh khác bằng cách gần đây chỉ định Qatar là một đồng minh chính ngoài NATO và huy động thêm khí tài quân sự cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Houthi vào Abu Dhabi vào tháng 1.
Vì sao Ả Rập Saudi không còn tin Mỹ?
Trên thực tế, Saudi không nghi ngờ sự đảm bảo an ninh của Mỹ. Điều mà thái tử không thích là thái độ của Mỹ với các cuộc cách mạng màu. Các nhà cầm quyền vùng Vịnh coi lập trường trung lập của Mỹ trong Mùa xuân Ả Rập là đã cho phép lật đổ đối tác lâu dài của Washington là Hosni Mubarak ở Ai Cập.
Hoàng gia Ả-rập Saudi cảm thấy rằng chỉ có sự can thiệp quân sự trực tiếp của họ vào Bahrain vào năm 2011 mới cứu được hoàng gia Al Khalifa, chứ không phải nhờ người Mỹ, bất chấp sự hiện diện của Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ tại cảng Manama. Kể từ đó, Ả Rập Saudi không tin tưởng Mỹ. Dưới sự cai trị của Quốc vương Salman và Thái tử Mohammed bin Salman, Ả Rập Saudi đã đẩy mạnh việc vun đắp mối quan hệ chặt chẽ với Nga và Trung Quốc.
Tuy nhiên, đặt cược vào sự đảm bảo an ninh của Trung Quốc và Nga lại là một canh bạc. Không giống như Mỹ, Nga và Trung Quốc không có lịch sử bảo vệ Ả Rập Saudi, cũng như không có bất kỳ sự hiện diện quân sự có ý nghĩa nào ở Vùng Vịnh. Nếu Ả Rập Saudi quyết định chuyển đổi trang bị quân sự khỏi các thiết bị do Mỹ sản xuất, quá trình này sẽ mất hàng chục năm và hàng trăm tỉ USD.
Hơn nữa, cả Trung Quốc và Nga đều có mối quan hệ chặt chẽ và cùng có lợi với Iran, điều mà họ khó có thể hy sinh vì tình cảm của Saudi. Khi nói chuyện với người Mỹ, Ả Rập Saudi từ lâu đã nhấn mạnh vào sự đảm bảo hơn bao giờ hết về sự bảo vệ của Mỹ đối với nguy cơ từ Iran và các nhóm vũ trang mà nước này hỗ trợ xung quanh khu vực.
Ngay cả khi sự không e ngại của thái tử Ả Rập Saudi về Iran là chính xác, thì sự lo lắng của thái tử về tình trạng bất ổn nội bộ còn lớn hơn. Vì lý do này, ông muốn một đối tác như Putin, người đã thể hiện cam kết tuyệt đối của mình trong việc giữ cho Bashar al-Assad của Syria nắm quyền ngay cả chịu tổn thất lớn. Thật dễ hiểu nếu thái tử Mohammed bin Salman hy vọng rằng hiện nay bằng cách đứng về phía Nga, Điện Kremlin sẽ hỗ trợ ông trong lúc cần thiết, chẳng hạn như các cuộc cách mạng màu có thể xảy ra
Mohammed bin Salman thà đánh cược dài hạn vào việc ủng hộ Putin hơn là mạo hiểm với các quan chức phương Tây được bầu có nhiệm kỳ. Sự thất bại trong các đề nghị trừng phạt Nga gần đây của Thủ tướng Anh Boris Johnson và các quan chức cấp cao của Mỹ, gồm cả Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia về Trung Đông Brett McGurk. Hay việc từ chối gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, đón tiếp sơ sài Thủ tướng Anh đã chứng minh rằng thái tử Ả Rập Saudi đã có quyết định trong lòng. Ông sẽ không áp dụng chính sách dầu mỏ có thể làm suy yếu đòn bẩy năng lượng của Putin và cắt đứt huyết mạch dòng USD từ dầu của Nga: Thái tử Mohammed bin Salman đã chọn Moscow thay vì Washington.
Mỹ không còn uy với Ả Rập Saudi
Tương tự như vậy, chính quyền Biden nên ngừng đòi hỏi Saudi bơm thêm dầu khi họ đang gây sức ép buộc các đồng minh châu Âu từ bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga. Sự không tương thích giữa hai thể chế của Ả Rập Saudi và Mỹ từ lâu đã làm căng thẳng mối quan hệ và giờ thì không còn có thể dùng những lời ngoại giao che giấu được nữa. Đã đến lúc Mỹ ngừng ảo tưởng người Ả Rập Saudi cung cấp dầu giúp họ.
Khi đối mặt với viễn cảnh khó chịu khi thay thế dầu của Nga bằng dầu của Ả Rập Saudi, Iran hoặc Venezuela đều là những lựa chọn tồi cho Mỹ. Trong số lựa chọn tồi đó thì việc tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân Iran và cho phép nhiên liệu hóa thạch của Iran quay trở lại thị trường toàn cầu khả dĩ hơn cả. Việc mua dầu của Iran ít ra còn được khuyến mãi bằng việc giải quyết thỏa thuận hạt nhân được đàm phán lại, trong khi nhượng bộ các yêu cầu của Ả Rập Saudi (hoặc Venezuela) lại không có đồ khuyến mãi nào.
Về lâu dài, Biden phải làm việc để giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào nhiên liệu hóa thạch, do đó bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi những cú sốc giá dầu không thể tránh khỏi. Chỉ khi đó, chính phủ Mỹ mới bớt phải quỵ lụy các đối thủ nêu trên.
Riyadh dường như vẫn coi sự bảo vệ của Washington là điều hiển nhiên, bất chấp mối quan hệ gần đây lạnh nhạt. Chính sách xoa dịu Saudi hiện tại của Mỹ chỉ củng cố nhận thức của Mohammed bin Salman rằng Biden cần ông hơn Riyadh cần Washington, một quan điểm sẽ khuyến khích ông hợp tác chặt chẽ hơn với Nga và Trung Quốc, tin rằng chính phủ Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục ủng hộ mình.
Hơn nữa, Riyadh cũng đánh giá phần nào về uy thế của Mỹ khi ông Biden đã không thực hiện đúng lời hứa của mình trong vụ Khashoggi bị sát hại và cuộc chiến ở Yemen. Ngược lại, Riyadh được chứng kiến Tổng thống Syria Bashar al-Assad vẫn sống khỏe dù 10 năm trước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hùng hồn tuyên bố: Chế độ đó chỉ còn tính bằng ngày.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận