[VIDEO] Nhu cầu tín dụng giảm, lãi suất huy động có bị "ép" giảm thêm
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14-15% trong năm nay tương đương mức tăng đương năm 2022. Ngân hàng Nhà nước đã phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đợt 1 cho một số ngân hàng, trong đó phần lớn thấp hơn từ 0,2 - 6% so với chỉ tiêu được giao đầu năm ngoái. Phổ biến trong khoảng từ 9-10% và sẽ điều chỉnh phù hợp với diễn biến thực tế. Được cấp room tín dụng, các ngân hàng chủ động hơn trong huy động và rộng cửa cho vay hơn.
Khi van tín dụng đã được xả, tiếp cận vốn không còn là vấn đề, thì mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp, của người đi vay lúc này, là lãi suất.
Lãi suất quá cao sẽ làm tăng chi phí đầu vào, doanh nghiệp gặp khó trong triển khai mở rộng sản xuất, kinh doanh. Do đó, bên cạnh việc thận trọng, bơm tiền có kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước thì hạ dần lãi suất, tạo tiền đề cho tăng trưởng mà không gây áp lực lên lạm phát, ổn định tỷ giá cũng là ưu tiên của ngành ngân hàng. Dự kiến các ngân hàng thương mại sẽ giảm lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6-12 tháng với mức giảm 0,2-0,5%/năm.
Thời hạn để triển ngay là ngay thứ 2 tuần tới. Động thái này giống như điểm khởi đầu của một làn sóng hạ lãi suất mới từ huy động tới cho vay trên diện rộng. Hiện lãi suất huy động trung dài hạn của các ngân hàng, với kỳ hạn 6 tháng quanh mức 8,2-8,8%/năm. Kỳ hạn 12 tháng khoảng 9-9,4%/năm. Mức huy động đã giảm bình quân 1% so với giai đoạn cao điểm năm 2022. Trong khi lãi suất cho vay ra đã giảm 1,5 - 2%/năm.
Các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, xu thế tăng lãi suất ở các nền kinh tế lớn giảm bớt chứ chưa dừng lại. Do đó tốc độ tăng trưởng tín dụng khó có thể quá cao và dư địa giảm lãi suất trong ngắn hạn là có, nhưng vẫn khá thận trọng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận