[VIDEO] Làn sóng vay nợ lần thứ 4: Liệu có cuộc khủng hoảng trái phiếu?
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, chúng ta đang ở trong “Làn sóng nợ thứ tư” kể từ năm 2010 đến nay, đặc biệt nhấn mạnh đối với nợ quốc gia. Cũng theo đánh giá này, thế giới đã trải qua 3 làn sóng nợ và kết cục của nó không cho thấy những điểm tích cực. Làn sóng nợ thứ nhất (1970 - 1989): Làn sóng vay nợ của các quốc gia Mỹ La tinh từ các ngân hàng thương mại Mỹ để phát triển kinh tế do lãi suất ở mức thấp.
Làn sóng nợ thứ hai (1990 - 2001): Khác với làn sóng nợ lần thứ nhất, dư nợ vay trong giai đoạn này tăng mạnh trong khối doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế toàn cầu suy giảm, và vay nợ chính là cầu nối gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Châu Á năm 1997. Làn sóng nợ thứ ba (2002 - 2009): Mỹ nới lỏng các rào cản ngăn cách giữa Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư.
Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007-2008 đã kích hoạt một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ở thời điểm hiện tại, Ngân hàng thế giới đánh giá rằng “Làn sóng nợ thứ tư” này lớn nhất, rộng nhất, bao trùm toàn cầu và đối với cả nợ quốc gia lẫn khối tư nhân, đặc biệt với ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu, nợ vay là rủi ro đáng chú ý toàn cầu.
Mới đây nhất, vào tháng 10/2022, Nhà phát triển công viên giải trí nổi tiếng Legoland Korea Resort: Gangwon Jungdo Development (GJD) của Hàn Quốc đã đệ đơn phá sản do vỡ nợ trái phiếu. Vụ vỡ nợ của GJD làm dấy lên mối lo ngại của giới đầu tư về mức độ tín nhiệm của các doanh nghiệp đi vay, từ đó dẫn tới sự thiếu hụt thanh khoản trên thị trường vốn, đẩy lợi suất trái phiếu tăng đột biến. Vậy diễn biến làn sóng nợ thứ 4 trên thế giới cũng như tại Việt Nam như thế nào, mời quý vị cùng xem phân tích ngay sau đây.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận