24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
An Bang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

[Video] ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Kinh doanh nước sạch phục vụ hay đẩy rủi ro cho nhân dân?

Sáng 20/11, thương vụ chuyển nhượng 34% vốn công ty Nước mặt Sông Đuống cho doanh nghiệp Thái Lan được nhiều ĐBQH đưa ra bàn luận, từ đó đề xuất đưa ngành nghề nhạy cảm này vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Thảo luận tại hội trường, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) nêu băn khoăn: "Dịch vụ sản xuất kinh doanh nước sạch, tôi không thấy trong danh mục kinh doanh có điều kiện. Tôi đề nghị xem lại nước sạch có nằm trong ngành nghề thực phẩm không, nếu không thì tôi đề nghị thêm vào".

Bên cạnh đó, ông Nghĩa cho rằng: "Chúng ta xây dựng các dịch vụ sản xuất kinh doanh có điều kiện để đưa vào danh mục, nhưng đến khi Chính phủ ban hành các điều kiện thì tôi thấy có nhiều lỏng lẻo".

Từ đó, ông kiến nghị: "Trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay, khi thiết lập các điều kiện cho ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chúng ta phải xem xét rất kỹ có những ngành nghề phải hạn chế chuyển nhượng ở bên ngoài Việt Nam, có những ngành nghề phải hạn chế người nước ngoài sở hữu, không cho họ sở hữu đa số. Ví dụ như vấn đề kinh doanh nước sạch hôm trước tôi có kiến nghị, ở những đô thị lớn vấn đề an ninh nguồn nước rất quan trọng và chúng ta có nên đưa vào những điều kiện không cho nước ngoài sở hữu, nhà đầu tư vào có thể chuyển nhượng qua lại".

Lý do ông Nghĩa đưa ra đề nghị này là vì thứ nhất nước sạch là vấn đề an ninh quan trọng, đặc biệt, tại các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh có khoảng 13 triệu dân, Hà Nội có khoảng 10 triệu dân hàng ngày dùng nước sạch. Nếu không kiểm soát được nguồn nước và việc cung cấp nước thì đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, gây hệ quả nghiêm trọng.

Đồng quan điểm với ĐBQH Nghĩa, ĐBQH Hồ Thanh Bình (An Giang) thống nhất đưa kinh doanh nước sạch vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì liên quan an ninh nguồn nước.

Tuy nhiên, đối với ý kiến của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa về kiến nghị nên hạn chế sở hữu nước ngoài ở một số ngành nghề, trong đó kinh doanh nước sạch thì ông Bình cho rằng không nên phân biệt đối tượng đầu tư.

"Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này đã tạo sự cạnh tranh, phát triển cho ngành nước sạch", ĐBQH đoàn An Giang nhấn mạnh.

Bổ sung ý kiến của mình sau phát biểu của ông Hồ Thanh Bình, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa giải thích, ông không phản đối tư nhân tham gia kinh doanh nước sạch hay cấm chuyển nhượng vốn, song ông cho rằng nước sạch, nhất là ở các đô thị lớn đã trở thành vấn đề an ninh.

Theo ông Nghĩa, ở một số quốc gia, các ngành nghề liên quan đến vấn đề an ninh có những thiết chế luật ngăn chặn giao dịch chuyển nhượng tác động đến vấn đề an ninh quốc gia, Việt Nam cũng nên suy nghĩ, thiết kế công cụ tương tự.

Vị đại biểu TP.HCM nhắc đến câu chuyện chuyển nhượng 34% vốn tại dự án nước sạch sông Đuống cho tỷ phú Thái Lan và đặt câu hỏi: "Một nhà máy nước cung cấp nước cho mấy triệu dân, nhưng chúng ta có biết ai đứng sau những công ty ấy không?".

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cũng cảnh báo có những trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tới 30%, có thể 50-60% rồi chuyển nhượng, khi tìm hiểu ra họ lại là những công ty đăng ký tại các thiên đường thuế ở Cayman (Islands), vốn chỉ 5-10 nghìn USD.

Tại hội trường sáng 20/11, câu chuyện chuyển nhượng vốn tại Công ty Nước mặt Sông Đuống cũng được ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nhắc đến. Ông đề nghị cần có thủ tục để kiểm soát việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, tránh tình trạng “tay không bắt giặc” hay các “dự án lòng vòng”.

Dẫn thông tin nhà đầu tư người Thái vừa tham gia hội đồng quản trị, vừa tham gia ban kiểm soát nhà máy nước sông Đuống, ông Nhưỡng bày tỏ sự lo lắng và đề nghị cần xem nhà đầu tư có thực sự làm dự án kinh doanh phục vụ nhân dân hay không hay chỉ kiếm lợi nhuận rồi đẩy rủi ro cho người khác, nhất là nhân dân.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng lo lắng về việc người Thái nắm quyền kiểm soát công ty Nước mặt sông Đuống.

Cũng liên quan đến ngành nghề kinh doanh nước sạch, câu chuyện gây rúng động dư luận hồi tháng 10/2019 khi kẻ xấu đổ dầu thải vào nguồn nước do Công ty nước sạch Sông Đà cung cấp vẫn còn nguyên sức nóng tại nghị trường.

[Video] ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Kinh doanh nước sạch phục vụ hay đẩy rủi ro cho nhân dân?
ĐBQH Nguyễn Thị Xuân Thu. Ảnh: Ngọc Thắng

ĐBQH, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu (đoàn Khánh Hòa) nhấn mạnh, việc này đã ảnh hưởng tới sức khoẻ hàng triệu người dân Thủ đô, chưa kể phải tốn chi phí sục rửa đường ống, bể chứa nước...

Bà so sánh hình ảnh người dân Thủ đô phải rồng rắn xếp hàng lấy nước sạch với hình ảnh cách đây vài chục năm khi còn bao cấp và đề nghị: "Kinh doanh nước sạch phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nếu không sẽ gây khó khăn cho quản lý Nhà nước, rủi ro với sức khoẻ người tiêu dùng và phải ràng buộc trách nhiệm chính quyền địa phương trong giải quyết sự cố".

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả