Vì sao UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 lên 7,1%?
Kinh tế Việt Nam vẫn có tăng trưởng dương 0,36% trong quý II/2020 và dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam vào quý III sẽ là 3%.
Bộ phận Kinh tế toàn cầu và Nghiên cứu thị trường của Ngân hàng UOB đã công bố báo cáoGlobal Outlook (Triển vọng toàn cầu) quý IV năm 2020.
UOB cho biết, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ Covid-19, các hoạt động trong nền kinh tế nói chung giảm mạnh ở quý II, với lĩnh vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng và chỉ tăng 0,57% trong quý nửa đầu năm 2020, so với mức tăng 7,30% cuối năm 2019. Lĩnh vực sản xuất tốt hơn, với mức tăng 4,96% trong nửa đầu năm, nhưng chưa bằng một nửa của mức 11,29% vào cuối năm 2019. Lĩnh vực bán lẻ, du lịch bị ảnh hưởng nặng bởi đợt dịch thứ hai, với mức giảm 54,4% vào tháng 8, so với mức giảm 54,1% vào tháng 5.
UOB cho rằng Việt Nam đã khống chế thành công đại dịch Covid-19, tạo ra nền tảng vững chắc cho việc phục hồi hoạt động kinh tế trong nước.
Trước một loạt các khó khăn thách thức như vậy, kinh tế Việt Nam vẫn có tăng trưởng dương 0,36% trong quý II. Bên cạnh đó, UOB vẫn cho rằng mức tăng trưởng của Việt Nam vào quý III sẽ là 3%, thấp hơn một chút so với dự báo trước đó là 4,5%.
Ngân hàng UOB nhận định, cả năm 2020 kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 2,8%, so với dự báo trước đó là 3,5%. Tăng trưởng của năm 2021 được kỳ vọng sẽ đạt đến 7,1%, so với dự báo trước đó của ngân hàng này là 6,6%.
Lý giải về điều này, UOB cho rằng Việt Nam đã khống chế thành công đại dịch Covid-19, tạo ra nền tảng vững chắc cho việc phục hồi hoạt động kinh tế trong nước. Từ đó, tình hình sẽ tiếp tục được cải thiện sang năm 2021.
Ngoài ra, với kinh nghiệm và nguồn lực tốt hơn khi ứng phó với đại dịch Covid-19, cuối năm 2020 và đầu năm 2021, một số quốc gia sẽ mở cửa nền kinh tế, khiến nhu cầu tăng lên và tạo động lực cho Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu.
Đánh giá về tình hình khu vực, UOB cho biết kể từ quý III, nền kinh tế châu Á đã có dấu hiệu phục hồi, song vẫn chưa đồng đều. UOB cũng cho rằng nếu sự phục hồi không bị dán đoạn, tăng trưởng trong khu vực nhìn chung sẽ tích cực trong năm tới.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn nửa đầu năm 2020, bất chấp diễn biến dịch bệnh phức tạp, dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn rất ổn định. UOB chỉ ra điều này cho thấy các nhà đầu tư rất quan tâm đến Việt Nam. Đến năm 2021, khi nhiều quốc gia trở lại trạng thái bình thường, cùng với việc nhu cầu đa dạng hoá chuỗi cung ứng ngày càng lớn, xu hướng này sẽ tăng mạnh.
Trước đó,dự báo mới nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ giảm 9,2% trong năm nay và sau đó tăng 7,2% vào năm 2021.
Tương tự, các dự báo của IMF cũng nhận định, nền kinh tế ASEAN có khả năng phục hồi với mức tăng 5,6% vào năm 2021, từ mức giảm dự kiến 3,5% của năm 2020, tổng thể các hoạt động kinh doanh khó có thể trở lại mức trước dịch, ít nhất là đến 2022, ngay cả khi vaccine sẵn sàng vào cuối năm nay vì khâu sản xuất và phân khối sẽ là một thách thức đáng kể.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận