Vì sao Trung Quốc muốn rút khỏi đàm phán thương mại với Mỹ?
Giới chức Mỹ đang ngày một tin rằng các nhà đàm phán có quan điểm cứng rắn tại Bắc Kinh đang chiến thắng trong các vòng đàm phán.
Tình thế bế tắc trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc phản ánh cho việc niềm tin đổ vỡ và khác biệt lớn dần giữa hai bên, khác biệt này sẽ không sớm được hóa giải.
Theo Bloomberg, ở tâm điểm của các cuộc tranh luận chính là tình thế bế tắc của việc làm thế nào và khi nào các biện pháp thuế quan mà Mỹ đang áp dụng chống Trung Quốc sẽ có thể được gỡ bỏ.
Từ khi các vòng đàm phán kết thúc vào ngày thứ Sáu tuần vừa rồi, Mỹ và Trung Quốc đều đã cố gắng thể hiện sự bình tĩnh và rằng họ sẽ cố gắng tiếp tục đối thoại với hy vọng ngăn thị trường sụp đổ cũng như gây hại đến nền kinh tế.
Tuy nhiên cách thể hiện này che giấu đi nhiều khác biệt cơ bản, giới chức Mỹ đang ngày một tin rằng các nhà đàm phán có quan điểm cứng rắn tại Bắc Kinh đang chiến thắng trong các vòng đàm phán.
Tổng thống Trump vẫn đang tiếp tục cố gắng đánh giá tiến trình đàm phán, ông khẳng định rằng phía Mỹ đang ở đúng nơi mà Mỹ muốn.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ về tình thế bế tắc hiện tại và nói nhiều hơn đến sự vững mạnh về kinh tế của Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo trong bài bình luận trang nhất tuyên bố rằng Mỹ cần phải đảm nhiệm mọi trách nhiệm về sự tụt lùi của tiến trình đàm phán bởi Mỹ không giữ lời và áp thêm chính sách thuế mới.
Bất ổn tăng cao đồng nghĩa với thị trường tài chính sẽ còn nhiều biến động: Thị trường tại châu Á giảm điểm cùng với thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu, đồng nhân dân tệ cũng như lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính.
Việc vòng đàm phán mới đây đổ vỡ đã khiến cho chiến tranh thuế quan leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, hàng loạt chuyên gia trong đó có chuyên gia tại Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và nhiều quỹ khác dự báo về kịch bản xấu nhất của kinh tế toàn cầu, kinh tế toàn cầu có thể chỉ tăng trưởng ở tốc độ thấp nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Trong ngày thứ Hai, giới chức Mỹ nhiều khả năng sẽ công bố chi tiết kế hoạch đánh thuế 25% thuế bổ sung với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, còn lại ước chừng khoảng 300 tỷ USD. Bắc Kinh sẽ vẫn tiếp tục có biện pháp trả đũa Tổng thống Trump sau khi ông này áp thuế trừng phạt 25% với khoảng 5.700 mặt hàng trị giá 200 tỷ USD.
Tư vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, ông Larry Kudlow, trong ngày Chủ Nhật khẳng định rằng cho đến nay chưa có cuộc đối thoại nào kế tiếp được lên lịch, dù rằng ông có nói đến khả năng Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc sẽ có cuộc gặp bên lề cuộc gặp thượng đỉnh G20 tại Nhật vào cuối tháng 6/2019.
Theo nguồn tin thân cận với vụ việc, khi mà hai bên đang tiến gần đến một thỏa thuận mà họ hy vọng sẽ chốt được trong tuần trước, họ đã mắc kẹt với vấn đề phía Mỹ sẽ ngừng áp dụng chính sách thuế quan như thế nào khi mà phía Trung Quốc dần thực hiện theo các cam kết đã hứa với Mỹ. Khi Mỹ khăng khăng rằng Mỹ sẽ vẫn giữ các biện pháp thuế quan, Trung Quốc đe dọa sẽ phá vỡ các cuộc đối thoại.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận