menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bình Minh

Vì sao tiêm vắc xin vẫn bị nhiễm Covid-19?

Giới chuyên gia cho rằng trường hợp một số người đã tiêm đủ liều vắc xin nhưng vẫn nhiễm Covid-19 là điều đã được lường trước và nhấn mạnh vắc xin vẫn có nhiều lợi ích.

Trong cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ mới đây, tiến sĩ Anthony Fauci, nhà khoa học hàng đầu về bệnh truyền nhiễm, cho biết các nghiên cứu đang được tiến hành để làm rõ nguyên nhân xảy ra tình trạng có một số người tiêm đủ liều vắc xin vẫn nhiễm Covid-19, còn gọi là "ca nhiễm đột phá".

Theo AP, tiêm đủ liều vắc xin Pfizer và Moderna giúp ngăn ngừa Covid-19 đến 95% trong khi vắc xin Johnson & Johnson hiệu quả 72%. Như vậy, việc những người đã tiêm vẫn bị nhiễm bệnh là điều không bất ngờ.

Chuyên gia dịch tễ học bệnh truyền nhiễm Sten Vermund tại Trường Y tế công cộng Yale nhận xét nhiều người có nhận thức sai lầm rằng tiêm vắc xin sẽ được miễn dịch tuyệt đối.

Ông Fauci, cũng như các chuyên gia khác, cho rằng việc này là điều đã được lường trước vì đại dịch Covid-19 vẫn đang tiến triển. Vị chuyên gia nhấn mạnh các ca nhiễm này không đồng nghĩa hiệu quả của vắc xin bị giảm đi. Ngược lại, vắc xin đang giúp giảm nhẹ triệu chứng của người bị nhiễm và giúp giảm tỷ lệ nhập viện, tử vong. Chuyên gia về vắc xin William Moss tại Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg cho hay hầu hết người đã tiêm vắc xin nhưng bị nhiễm Covid-19 đều chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ.

“Các vắc xin đặc biệt mạnh mẽ và hiệu lực trong việc phòng bệnh”, bác sĩ Robert Darnell tại Đại học Rockefeller tại New York nói với The Washington Post.

Vì sao tiêm vắc xin vẫn bị nhiễm Covid-19?
Giới chuyên gia cho rằng quan niệm tiêm vắc xin là hoàn toàn miễn dịch là điều sai lầm.. Ảnh AFP

Theo số liệu của Mỹ, hơn 97% ca bệnh Covid-19 nhập viện và gần như toàn bộ người tử vong gần đây là người chưa tiêm vắc xin. Giới chức Mỹ tuyên bố Covid-19 là đại dịch của những người chưa tiêm vắc xin.

Hiện tại, giới khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân xảy ra các ca bệnh sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, việc đó được cho là có khả năng liên quan đến tải lượng virus bệnh nhân tiếp xúc, hệ miễn dịch của người bệnh hay sức mạnh của các chủng virus mới. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như người bệnh nhiễm virus trước khi vắc xin có hiệu lực, được tiêm vắc xin không được bảo quản kỹ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả