24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vì sao thiếu tiền chống dịch?

Bộ Tài chính hôm qua đã đưa ra “đính chính” phát biểu của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trong nỗ lực thuyết phục người dân hiều đúng về tình hình ngân sách nhà nước.

Nôm na là các khoản chi (dự phòng) cho chống dịch đã hết, cần bổ sung 14.620 tỷ cho chống dịch chứ không phải nsnn nói chung khó khăn.

Vấn đề này hiểu như thế nào? Tôi xin bóc tách 2 khoảng chi: chi cho chống dịch và NSNN nói chung.

1. Chi cho chống dịch

Quốc hội nhiệm kỳ trước trong kỳ họp cuối cùng đã không duyệt chi khoản đặc biệt nào cho chống dịch trong kế hoạch năm 2021. Quốc hội nhiệm kỳ này trong kỳ họp đâu tiên cũng không bổ sung bất kỳ khoản chi đặc biệt nào cho chống dịch.

Thay vào đó, trong Nghị quyết của Quốc hội, Quốc hội yêu cầu cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung cho công tác phòng, chống dịch.

Về phần mình, Chính phủ ban hành Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 6/8/2021, trong đó có nêu lại yêu cầu nêu trong Nghị quyết của QH để lấy tiền chống dịch.

Từ nguồn tiết kiêm chi này, có 14.620 tỉ đồng để chống dịch COVID-19 mà Bộ trưởng Tài chính báo cáo ra Thường vụ như trên với lời than phiền “hiện nay ngân sách nhà nước rất khó khăn, ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào (cho chống dịch)”.

Tóm lại, NSNN năm nay không có một khoản đặc thù nào cho chống dịch và điều này là rất khó hiểu trong bối cảnh chống dịch bệnh dịch là ưu tiên số 1 hiện nay của CP và người dân với khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”.

Vì lẽ đó, CP đã phải phát động xin dân tiền mua vắc xin.

Bộ Tài chính cũng chẳng có khoản nào để cho TPHCM, địa phương cầu cứu xin 28 ngàn tỷ đồng; Bộ cũng chỉ cho TP được 71.105 tấn gạo, bằng nửa so với 142.000 tấn gạo mà TP xin để cấp cứu cho 4.7 triệu dân.

Có tiền đâu mà cho.

Nhu cầu về vật tư thiết bị là rất lớn, TP HCM và nhiều địa phương xin TW nhưng cũng rất khó.

Chẳng hạn, đến tháng 8, trung ương chỉ cấp được 410 bộ nhà bạt cứu, 14 bộ máy phát điện giá trị khoảng 9,2 tỷ đồng cho TPHCM để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, cũng chỉ cấp 100 bộ nhà bạt và 10 bộ máy phát điện với tổng giá trị khoảng 3,9 tỷ đồng cho các lực lượng phòng chống dịch bệnh Covid -19 được tăng cường vào TPHCM.

Hỗ trợ nhỏ giọt như vây cho thấy cả TƯ cũng khó khăn như thế nào.

Đến hết tháng Tám, theo Bộ Tài chính, Trung ương đã chi 4,2 nghìn tỷ đồng từ dự phòng năm 2021 để bổ sung kinh phí cho chống dịch; các địa phương đã chi gần 2,4 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch.

Tổng cộng lại, cả Trung ương và địa phương chi ra 6,6 nghìn tỷ đồng cho chống dịch và đã cạn đến mức, Bộ trưởng Phớc phải nói trước Thường vụ như trên sau khi tiết lộ, Ngân sách dự phòng Trung ương 17.500 tỷ cũng đã chi hết.

Thiếu tiền chống dịch cũng là nỗi lo lắng của Thủ tướng. Trong cuộc họp trực tuyến với 20 tỉnh, thành phố ngày 29/8, Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần tiết kiệm chi thường xuyên, đồng thời báo cáo HĐND cùng cấp quyết định việc chuyển kinh phí từ các nguồn khác, như nguồn đầu tư công chưa sử dụng, sang ưu tiên cho phòng chống dịch.

Ông hỏi Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn đã có hướng dẫn các địa phương về việc này chưa? Đáp lại, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn cho biết, ngay sau khi Thủ tướng chỉ đạo, Bộ đã có công văn số 8539 ngày 13/8.

Tuy nhiên, không thể tìm ra công văn số 8539. Mà công văn này cũng chả có nghĩa gì vì không thể to bằng Nghị quyết của Quốc hội.

Trên thực tế, các bộ và tỉnh gần như không thể điều chuyển đầu tư công sang chi thường xuyên, ông nào chi ông ấy đối diện rủi ro vô lò, ai dám chuyển.

Trong phiên khai mạc Thường vụ, Chủ tịch Quốc hội nói: “Cần kiểm toán việc sử dụng nguồn lực chống dịch”.

Vì sao lại thiếu tiền chống dịch? Vì chúng ta đã đổ quá nhiều tiền vào khâu dự phòng với truy vết, tổ chức các trại thu dung F1F0, nuôi ăn, nuôi bộ máy, và đương nhiên, khâu điều trị với giường bệnh, máy thở, thuốc men, … đã không được quan tâm đúng mức như nó cần có để cứu đúng người bệnh.

Vì chúng ta theo đuổi chính sách zerocovid.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả