Vì sao thất thoát vốn Nhà nước trong cổ phần hoá, thoái vốn?
Ở những câu hỏi đầu tiên, các đại biểu Quốc hội chất vấn việc để thất thoát đất đai, vốn khi chuyển đổi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ (TP HCM) đặt câu hỏi về rà soát sắp xếp xử lý nhà đất, cổ phần hoá nhiều khó khăn, kéo dài do pháp lý đất đai phức tạp, đặc biệt là xác định lợi thế giá trị, quyền sử dụng đất với đất thuê hằng năm... khi xác định giá trị khởi điểm theo Nghị định 32. "Bộ trưởng nhận diện thế nào, giải quyết ra sao. Biện pháp gì để đẩy nhanh thoái vốn Nhà nước", bà hỏi.
Đại biểu Nguyễn Thành Công (Ninh Bình), Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) cũng đặt vấn đề về vướng mắc trong sắp xếp, xử lý đất đai của doanh nghiệp Nhà nước có diện tích đất lớn, tại nhiều địa phương. "Liệu đây có phải nguyên nhân chính gây vướng mắc trong thoái vốn, cổ phần hoá hay không?", ông đặt vấn đề.
Trả lời
Bộ trưởng Tài chính Hồ Tài chính thừa nhận, việc sắp xếp nhà đất, phê duyệt phương án sử dụng đất là nút thắt trong cổ phần hoá. Vừa qua cổ phần hoá chậm cũng do khâu này.
Theo ông, khi trình phương án sắp xếp tài sản công, nhà cửa đất đai của doanh nghiệp Nhà nước, UBND tỉnh phê duyệt phương án, nhưng thực hiện chậm. Năm 2021, chỉ 18 doanh nghiệp được thoái vốn, cổ phần hoá được 4 đơn vị, tổng thu ngân sách hơn 4.200 tỷ đồng. Ông cho rằng cần hoàn thiện thêm khung pháp lý để đẩy nhanh vấn đề này.
Ngoài ra, theo Nghị định 32 của Chính phủ, tài sản doanh nghiệp gắn liền với đất thuê hàng năm thì không được tính vào giá trị doanh nghiệp, nhưng nộp tiền đất một năm thì lại được gắn vào giá trị doanh nghiệp. Ông Phớc nói "đây là lỗ hổng cần xử lý để không thất thoát đất đai khi chuyển sang cổ phần hoá doanh nghiệp".
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận