24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Việt Dũng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vì sao phải thận trọng thanh toán khi mua sắm trực tuyến?

Các cửa hàng bán lẻ có thể đang dần mở cửa trở lại trên toàn cầu, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn tiếp tục thói quen mua sắm trực tuyến với mọi mặt hàng, từ các món đồ tạp hóa cho tới cả tủ lạnh hoặc TV.

Có khả năng các thông tin cá nhân và thẻ tín dụng của bạn đã được lưu trữ ở nhiều dịch vụ trực tuyến nở rộ trong vài tháng qua, mở ra nguy cơ đối diện với các cuộc tấn công mạng và đánh cắp thông tin cá nhân. Dù việc thay đổi mật khẩu thương xuyên và bảo mật mạng internet tại nhà là một ý tưởng tốt, nhưng đây là lúc bạn cần phải xem xét lại cách mua sắm trực tuyến để bảo vệ chính mình trước các mối nguy hiểm tiềm tàng phát sinh trong đợt giãn cách xã hội vừa qua.

Theo báo cáo của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), người tiêu dùng đã bị đánh cắp gần 60 triệu USD trong các hoạt động lừa đảo kể từ đầu năm đến nay, trong đó các hình thức lừa đảo qua mua sắm trực tuyến chiếm tới 13%.

Dưới đây là một vài biện pháp phòng ngừa cần lưu ý khi mua sắm trực tuyến do CNN đề xuất.

Các nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhỏ đang ngày càng nở rộ tùy chọn đặt hàng trực tiếp nhưng giữa các nhà bán lẻ lại có mức độ bảo mật dữ liệu không giống nhau. Mark Ostrowski, chuyên gia an ninh mạng tại công ty bảo mật Check Point chia sẻ với CNN rằng, "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ mua bít tết trực tuyến, nhưng cuối cùng tôi cũng sẽ phải mua bít tết trực tuyến. Mọi người thực sự cần lần theo dấu vết của mình và xóa các thông tin nhạy cảm như tài khoản, thẻ tín dụng và các thông tin cá nhân sau khi mua sắm trực tuyến, đặc biệt là các giao dịch mà bạn chỉ mua một lần hoặc tại các hệ thống nhỏ lẻ thiếu tin cậy”.

Nghe có vẻ tẻ nhạt và quen thuộc, nhưng việc giữ danh sách các trang mà bạn đã nhập thông tin thẻ tín dụng để đảm bảo bạn sẽ nhớ xóa chúng sau khi sử dụng. Một số trình duyệt phổ biến như Google Chrome có trình quản lý mật khẩu tích hợp cho thấy các trang web mà bạn đăng nhập, bạn có thể tận dụng nó để quay lại các trang đã đăng nhập và xóa thông tin.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các trình quản lý mật khẩu như LastPass hoặc Dashlane để bảo mật thông tin đăng nhập, tuy nhiên chúng vẫn có thể bị hack.

Hãy suy nghĩ kỹ về cách bạn chi trả tiền khi mua sắm trực tuyến

Khi nói đến mua sắm trực tuyến, thẻ tín dụng (credit card) sẽ tốt hơn so với thẻ ghi nợ (derbit card), vì chúng không được liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng của bạn. Hiện có nhiều chế tài và điều luật để hạn chế trách nhiệm liên đới của bạn đối với các khoản phí liên quan đến thẻ tín dụng gian lận, nhưng có thể giữa các ngân hàng và các điểm chấp nhận thanh toán thẻ có mức độ bảo mật thẻ khác nhau. Bạn có thể giảm thiểu thiệt hại tiềm tàng bằng cách sử dụng một thẻ tín dụng có hạn mức thấp dùng để thực hiện các giao dịch mua sắm trực tuyến.

Một số ngân hàng và công ty thẻ tín dụng cung cấp số thẻ giao dịch một lần cho người dùng, qua đó giúp họ tạo thông tin ảo dùng một lần để mua sắm trực tuyến mà không cần nhập số thẻ tín dụng thật vốn dễ bị đánh cắp. Ngoài ra, các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số như PayPal cũng có thể cho phép bạn mua hàng mà không cần nhập thông tin thẻ của bạn trên nhiều trang web.

Vì sao phải thận trọng thanh toán khi mua sắm trực tuyến?
Các thông tin thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ rất dễ bị đánh cắp khi mua sắm trực tuyến. Ảnh: AFP

Cảnh giác khi duyệt web

Tuy đây là mánh khóe lâu đời nhất trong các hình thức lừa đảo trực tuyến, nhưng tội phạm mạng thường xuyên thử và mạo danh các thương hiệu hoặc công ty nổi tiếng trong các cuộc tấn công lừa đảo, gửi email các đề nghị giả hoặc giảm giá với liên kết tới một trang web giả có giao diện như thật hay cài đặt các phần mềm độc hại khi bạn nhấp vào chúng. Bạn nên tự gõ địa chỉ web để tránh dính vào các liên kết mạo danh theo hình thức lừa đảo này.

Chuyên gia Ostrowski cho biết, các tên tuổi lớn như Apple, Netflix, Paypal và eBay đều là những dịch vụ thường xuyên bị mạo danh nhất trong các cuộc tấn công lừa đảo, bởi các thương hiệu này quá uy tín để người dùng thiếu cảnh giác (với các email và trang web mạo danh). Ngoài ra, bạn cần kiểm tra xem các trang web mà bạn nhập thông tin nhạy cảm có được mã hóa an toàn qua giao thức HTTPS hay không, tuy nhiên vẫn có một số trang web sử dụng giao thức mã hóa giả hoặc ngay cả có giao thức mã hóa xịn nhưng vẫn có thể là một trang web lừa đảo.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo người mua không nên thực hiện bất cứ giao dịch trực tuyến nào qua mạng Wi-Fi công cộng vốn có xu hướng kém an toàn và dễ bị tấn công. Theo công ty bảo mật Kasspersky, tốt nhất là bạn tự phát Wi-Fi qua điện thoại hoặc thực hiện giao dịch qua mạng di động trên điện thoại khi cần thực hiện giao dịch trực tuyến.

Ngoài ra, các công ty an ninh mạng cũng khuyên bạn nên sử dụng một địa chỉ email chuyên dụng chỉ để mua sắm trực tuyến, hành động này có thể ngăn chặn các cuộc tấn công được ngụy trang dưới dạng các email tiếp thị gửi đến hòm thư của chính bạn.

Theo Ostrowski, các dữ liệu người dùng cuối bị lộ khi mua sắm trực tuyến có thể khiến họ dễ bị tổn thương ngay cả sau khi đã ngừng mua sắm. Trong các thói quen truy cập và mua sắm trực tuyến hằng ngày, mọi người đã không hề suy nghĩ về “dấu chân” của họ đang ngày càng phình to trên internet và các nhà bán lẻ trực tuyến như thế nào. Theo Ostrowski, “Chỉ trong vòng 6 hoặc 8 tháng, kể cả khi không còn thường xuyên mua sắm nữa, các dấu vết đó vẫn tiếp tục tồn tại suốt một thời gian dài. Vì vậy, tôi nghĩ mọi người cần phải thận trọng và dõi theo tới những dấu vết truy cập của mình”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả