menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lâm An

Vì sao OPEC+ cắt giảm sản lượng giáng đòn nặng nề vào Mỹ?

Theo bài viết trên trang Bình luận Trung Quốc tại Hong Kong (Trung Quốc), Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước ngoài OPEC (OPEC+) ngày 5/10 vừa qua đã tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng tại Vienna (Áo) và quyết định cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11/2022. Quyết định này được coi là một đòn giáng mạnh vào Mỹ.


Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thăm Trung Đông để thuyết phục các thành viên của OPEC+ như Saudi Arabia tăng sản lượng khai thác và giảm giá dầu để gây áp lực với Nga. Tuy nhiên, Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác chưa đưa ra tuyên bố rõ ràng về vấn đề này. Quyết định trên của OPEC+ một mặt đã làm phá sản chính sách hạ giá dầu và kiềm chế lạm phát trong nước của Tổng thống Mỹ, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bầu cử giữa kỳ của đảng Dân chủ Mỹ. Mặt khác, quyết định này giúp Nga được hưởng lợi trong bối cảnh Mỹ và một số nước Liên minh châu Âu (EU) dự định làm suy yếu năng lực tài chính của Nga bằng cách giới hạn giá dầu.

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Mỹ và các nước EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề đối với Nga và cắt đứt hợp tác năng lượng với nước này. Mỹ và các nước EU tin rằng đó là một đòn tấn công Nga hiệu quả, làm suy giảm nguồn thu của Nga. Tuy nhiên, do giá dầu trên thị trường quốc tế cao, Nga đã kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ việc bán dầu và khí đốt. Hệ thống tài chính của Nga không những không sụp đổ mà tập đoàn năng lượng Nga Rosneft còn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn bằng cách bán dầu và khí đốt.

Quyết định của OPEC+ được cho là do động cơ “chính trị”. Vào những năm 1970 khi Tổng thống Richard Nixon tuyên bố rằng Mỹ không còn bị ràng buộc bởi hệ thống Bretton Woods, giá đồng USD đã sụt giảm và cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ. Để cứu đồng USD, Tổng thống Nixon đã cử các quan chức cấp cao đến thăm Trung Đông và yêu cầu Saudi Arabia cùng các quốc gia khác quy định rằng việc mua bán dầu phải được thanh toán bằng đồng USD. Đồng USD được gắn với dầu mỏ và lấy lại vị thế là đồng tiền thanh toán chủ đạo trên thị trường tiền tệ quốc tế. Tuy nhiên, giờ đây, các thành viên OPEC+, từng tuân theo Mỹ, đang cố gắng ổn định giá dầu bằng cách cắt giảm sản lượng dầu bất chấp sự phản đối của Mỹ. Các phương tiện truyền thông của Mỹ đã đưa tin về vấn đề này.

Thất vọng với kế hoạch của OPEC+, Chính phủ Mỹ đã quyết định đưa thêm dầu từ Kho Dự trữ chiến lược ra thị trường và chuẩn bị trình lên Quốc hội Mỹ một Dự luật cấm sản xuất hoặc xuất khẩu nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các nước thành viên OPEC+. Tuy nhiên, hiện tại có vẻ như dù thái độ của Mỹ như thế nào thì kế hoạch của OPEC+ sẽ không thay đổi trong ngắn hạn.

Nguyên nhân của sự việc này là do chiến lược địa chính trị và chính sách Trung Đông của Mỹ đã phá sản. Có thể thấy, Mỹ đã áp dụng chiến lược kiểm soát và cân bằng ở Trung Đông. Mỹ một mặt ủng hộ Israel, mặt khác tiếp tục thuyết phục các thành viên OPEC+ như Saudi Arabia.

Trong những năm gần đây các nước Arập ở Trung Đông ngày càng nhận ra đi theo Mỹ sẽ bị tổn hại nặng nề. Vì vậy, họ đã sử dụng nhiều cách khác nhau để duy trì một khoảng cách nhất định với Mỹ.

Quỹ đầu tư công Saudi Aramco của Saudi Arabia đã quyết định niêm yết công khai và các ngân hàng đầu tư Phố Wall của Mỹ đang tích cực vận động để quỹ này niêm yết trên thị trường vốn Mỹ. Sau khi cân nhắc lợi-hại, Saudi Arabia cuối cùng đã quyết định niêm yết trên thị trường vốn của mình để tránh những “gã khổng lồ” tài chính Phố Wall. Nhìn từ một phía, quyết định của Saudi Arabia cho thấy, trước những lợi ích thực sự, Saudi Arabia đã “chuyển hướng”.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ và đội ngũ trợ lý Nhà Trắng vẫn cho rằng họ có thể chỉ đạo Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác ở Trung Đông. Họ không nhận ra rằng cái gọi là chính sách “cân bằng chiến lược” của Chính phủ Mỹ đã khiến Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh khác tức giận. Các quốc gia Arập Trung Đông không thể thách thức vị thế bá chủ của Mỹ, nhưng họ hy vọng có thể bày tỏ rõ ràng sự bất mãn với sự trợ giúp từ nguồn năng lượng của họ.

Các quyết định được đưa ra tại Hội nghị Vienna đầy tính thách thức, cho thấy vị thế bá chủ về dầu mỏ của Mỹ không còn nữa và ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông đã suy yếu. Không có nhiều ý nghĩa nếu phân tích các quyết định của OPEC+ từ quan điểm kinh tế và pháp lý. Xét cho cùng, luật chống độc quyền của nhiều nước đều có các quy định rõ ràng về việc kiểm soát sản xuất và bình ổn giá cả. Mối quan hệ giữa các quốc gia không phải là mối quan hệ pháp lý đơn thuần, mà là mối quan hệ địa chính trị phức tạp. Nếu Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Saudi Arabia và các thành viên OPEC+ khác ở Trung Đông, Saudi Arabia và các thành viên OPEC+ khác sẽ càng xa lánh Mỹ.

Trước đây, khi các quan chức chính phủ Mỹ đến thăm Trung Đông, họ có thể nhận được sự tiếp đón ở cấp cao. Tuy nhiên, ngày nay, Mỹ không còn hùng mạnh như trước, ngay cả Tổng thống Mỹ cũng không thể thuyết phục các thành viên OPEC+ thay đổi quan điểm. Quyết định của các nước OPEC+ rõ ràng là có lợi cho việc tăng thu tài khóa của Nga. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của OPEC+ rất phức tạp, điều đáng quan sát là liệu các quyết định đưa ra tại Hội nghị Vienna có thể được thực hiện một cách hiệu quả hay không.

Các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin, Mỹ có khả năng sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela để giải quyết các vấn đề do giá dầu tăng cao. Dù lần đầu tiên Chính phủ Mỹ phủ nhận tính xác thực của bản tin, nhưng nếu Mỹ không thể có được nhiều dầu hơn ở Trung Đông, có thể Mỹ sẽ thay đổi chính sách của mình đối với Mỹ Latinh. Mỹ có thể sẽ cải thiện quan hệ với Venezuela, tham gia vào việc sản xuất dầu của Venezuela để đảm bảo duy trì ổn định giá năng lượng của Mỹ.

Mối quan hệ giữa OPEC+ và Mỹ khó có thể cải thiện trong ngắn hạn. Chính sách “Nước Mỹ trên hết” đã khiến các đối tác cũ của Mỹ phải trả giá rất nhiều. Các nước EU theo Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, khiến giá năng lượng tăng cao, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, một số công ty đa quốc gia phải di dời nhà máy sang các nước khác. Dù Mỹ nhận được nhiều khoản đầu tư từ các lệnh trừng phạt chống lại Nga khi các công ty châu Âu chuyển đến Mỹ, nhưng nhìn chung, nếu giá năng lượng tiếp tục tăng, lợi ích của chính Mỹ cũng sẽ bị tổn hại. Từ góc nhìn này, chiến lược năng lượng của Mỹ là một ví dụ điển hình của việc làm tổn hại nước khác và không mang lại lợi ích cho bản thân.

Đồng USD gắn với việc thanh toán dầu (đồng đô la dầu mỏ) là "xương sống" của Mỹ. Đồng đô la dầu mỏ, trái phiếu kho bạc Mỹ và quân đội Mỹ tạo thành một thế chân kiềng bền vững hỗ trợ cho quyền bá chủ của Mỹ. Tuy nhiên, hiện tại, đồng đô la dầu mỏ đang đứng trước những nguy cơ và OPEC+ không còn hợp tác với Mỹ. Liệu Mỹ có thể tìm ra một giải pháp thay thế để đảm bảo quyền bá chủ của mình sẽ không bị lung lay hay không đáng để tất cả các quốc gia trên thế giới chú ý theo dõi. Cuộc họp cấp bộ trưởng OPEC+ tại Vienna có thể mới chỉ là khởi đầu, Mỹ có thể sẽ gặp nhiều rắc rối hơn ở Trung Đông trong tương lai.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
8 Yêu thích
7 Bình luận 14 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại