Vì sao nhân viên cần học làm lãnh đạo?
Có một nhân viên đã từng hỏi tôi câu này khi còn làm ở công ty cũ. “Vì sao có người quản lý 5 nhân viên bên dưới đã thấy vất vả, có người quản lý gấp vài lần số người đó cũng không thấy vấn đề gì?"
Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy có những người quản lý đầu tắt mặt tối cả ngày việc gì cũng đến tay nhân viên bên dưới cũng “sấp mặt”, có những người quản lý lại thong dong hơn, năng lượng tràn đầy, nhân viên bên dưới cũng “dễ thở” nhưng kết quả công việc vẫn rất cao.
Chúng ta cũng sẽ thấy, có những người quản lý cả năm không dám nghỉ ngày phép nào vì sợ vắng mình công việc sẽ tồn đọng, sếp không vui; nhưng cũng có rất nhiều người quản lý một năm họ nghỉ phép vài đợt, đi du lịch cùng gia đình mà công việc vẫn nhịp nhàng.
Có những người quản lý, nhân viên luôn tìm đến để thảo luận và trao đổi, cũng có những nhà quản lý nhân viên cứ thấy họ ở đâu là tìm cách né tránh.
Vậy sự khác biệt giữa những người quản lý này là gì?
Khái niệm VUCA được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1987, nhưng nó được nhắc đến liên tục trong 5 năm gần đây. Trong những năm qua, môi trường kinh doanh dần thay đổi, quy luật kinh doanh thay đổi, người lao động cũng thay đổi hành vi, nhu cầu của người lao động khác đi, môi trường làm việc cũng thay đổi, mô hình và văn hóa tổ chức thay đổi đòi hỏi yêu cầu về lãnh đạo cũng cần thay đổi theo.
Nếu trước đây, họ là những nhà lãnh đạo truyền thống, quản lý dựa vào kinh nghiệm, luôn cho mình là đúng nhất hoàn hảo nhất, thích kiểm soát và ra yêu cầu thì ngày nay cần đổi khác.
Và theo David Marquet, những nhà lãnh đạo không dừng ở việc chịu trách nhiệm về kết quả, lãnh đạo chịu trách nhiệm về đội ngũ tạo ra kết quả.
Đó là lý do họ cần học về lãnh đạo trước khi làm lãnh đạo.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận