Vì sao ngân hàng vẫn lãi khủng trước thách thức trái phiếu, lãi suất?
Mặc dù trong bối cảnh kinh doanh nhiều thách thức, kết thúc 9 tháng đầu năm, hầu hết các ngân hàng đều ghi nhận tăng trưởng tích cực, trong đó các ngân hàng lớn vẫn đều đặn tạo ra con số lợi nhuận khổng lồ.
Trong đó, dẫn đầu là Vietcombank với tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 49.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt gần 25.000 tỷ đồng, vượt 1 tỷ USD, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 1,13 triệu tỷ đồng, tăng 17,6% so với đầu năm.
Một số ngân hàng khác có mức lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng như Techcombank hơn 20.800 tỷ đồng, VPBank hơn 19.800 tỷ đồng, MBbank hơn 18.100 tỷ đồng, BIDV hơn 17.000 tỷ đồng, ACB hơn 13.500 tỷ đồng… trong 9 tháng đầu năm. Nhiều ngân hàng khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng dương.
Một số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao so với cùng kỳ như NamABank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 3 tăng tới 96% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 684 tỷ đồng; Eximbank với lợi nhuận trước thuế gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.278 tỷ đồng.
Có được kết quả nói trên là nhờ tăng trưởng dư nợ tín dụng của các ngân hàng như Vietcombank, BIDV… ở mức hai con số so với đầu năm.
Trong khi đó, với Sacombank, tỷ trọng thu ngoài lãi 9 tháng đầu năm là 39,4%; thu ngoài lãi cũng đóng góp 17% vào tổng thu nhập hoạt động của VIB.
Một nguồn thu đáng kể khác ngoài lãi cho ngân hàng còn đến từ nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, hay là nguồn thu từ các khoản như bảo lãnh, thư tín dụng L/C trong thanh toán xuất nhập khẩu như Techcombank là 17%, BIDV 16%, hay TPBank khoảng 17,6%.
Trong khi đó, một số ngân hàng đã giảm tỷ trích lập dự phòng giúp ghi nhận mức lãi cao hơn như BIDV giảm 17%, MBBank giảm 26%, ACB giảm tới 94%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận