Vì sao ngân hàng "nới tay" với chứng khoán song vẫn siết tín dụng BĐS
Các ngân hàng lạc quan tăng trưởng tín dụng năm nay nhưng vẫn tỏ ra lo ngại lãi suất và diễn biến bất lợi của thị trường bất động sản có thể làm nhu cầu tín dụng sụt giảm.
Theo Ngân hàng Nhà Nước, thì các ngân hàng dự kiến giảm bớt thắt chặt đối với lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, trong khi đó vẫn giữ nguyên xu hướng siết chặt đối với lĩnh vực cho vay đầu tư BĐS.
Trả lời về vấn đề này, TS. Đinh Thế Hiển - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học & Kinh tế ứng dụng cho rằng, lĩnh vực chứng khoán không gặp vấn đề quá lớn về thanh khoản.
Chẳng hạn như một nhà đầu tư chứng khoán vay tiền để đầu tư (vay margin). Khi giá cổ phiếu xuống, các công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bổ sung thêm tiền hoặc bán giải chấp cổ phiếu để thu tiền về. Vấn đề thanh khoản được giải quyết rất nhanh và không bị kẹt vốn.
Có thể thấy, hệ thống vay của công ty chứng khoán được kiểm soát tốt hơn và khi cần thì được thu hồi rất nhanh, rủi ro về nợ xấu thấp. Song đối với bất động sản, giả sử một nhà đầu tư vay tiền mua căn hộ, đất nền,… và không có đủ tiền trả nợ.
Khi đó, ngân hàng muốn xử lý, quy trình nhanh nhất cũng phải trên 200 ngày mới có thể phát mại và thu tiền về. Do đó, rủi ro trong vấn đề thu hồi nợ vay bất động sản rất cao.
Còn đối với hệ thống bất động sản, nếu không có nguồn vốn trung dài hạn mà chỉ có nguồn vốn ngắn hạn đưa vào thì khi xảy ra khó khăn trong việc thu hồi nợ, ngân hàng sẽ ngay lập tức gặp rủi ro.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận