Vì sao ngân hàng "ế" vốn nhưng doanh nghiệp thiếu vốn?
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng rủi ro của nền kinh tế đang tăng lên, doanh nghiệp không có đơn đặt hàng, không cần thêm vốn vì càng sản xuất ra thỉ tồn kho càng tăng, càng vay càng lỗ, nên họ không dám và cũng không muốn vay
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, trong năm nay Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, kéo lãi suất huy động giảm xuống 3-4%, lãi suất cho vay cũng giảm ít nhất 2% từ đầu năm nay đến nay.
Song, ông Hiếu cho rằng con số này chưa đủ để hỗ trợ các doanh nghiệp. Thực tế là ngân hàng đang "thừa tiền", trong khi tăng trưởng tín dụng 8 tháng chỉ đạt 5,3%, còn cách quá xa mục tiêu là 14% cả năm nay.
"Ngân hàng ế vốn nhưng doanh nghiệp thiếu vốn, tại sao có nghịch lý này?". Ông Hiếu đặt câu hỏi và cho rằng rủi ro của nền kinh tế đang tăng lên, doanh nghiệp không có đơn đặt hàng, không cần thêm vốn vì càng sản xuất ra thỉ tồn kho càng tăng, càng vay càng lỗ, nên họ không dám và cũng không muốn vay.
Còn theo ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, nhận định tác động của việc giảm lãi suất điều hành và tình trạng dư thừa nguồn vốn tín dụng đã góp phần đáng kể vào việc giảm mạnh lãi suất cho vay gần đây.
Thêm vào đó, Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39, quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/9/2023, tạo cơ hội cho doanh nghiệp và người dân có thể vay vốn mới với lãi suất thấp hơn để trả nợ các khoản vay lãi suất cao ở ngân hàng khác.
"Các chính sách này đang giúp giảm gánh nặng chi phí vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu tín dụng trong những tháng cuối năm", ông Phương kỳ vọng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận