Vì sao mặt bằng lãi suất nên giảm và giảm đến đâu thì hợp lý?
Một trong các cơ sở thực nghiệm là dựa trên dữ liệu về Tỷ suất Sinh lời trên Tổng vốn đầu tư bình quân (Return on Invested Capital/ ROIC) của doanh nghiệp để xem chi vốn nào thì DN mới có thể hấp thụ, duy trì và phát triển bền vững.
Theo đó, mặt bằng lãi suất cho vay bình quân nên giảm thêm 2-2,5% nữa từ mức 9-9,5% hiện nay. Lúc đó, DN mới có điều kiện tạo giá trị hay lợi nhuận cho cổ đông.
Nhưng lãi suất giảm không có nghĩa là cào bằng. Thị trường vẫn cần chấp nhận lãi suất cao 12-15% hoặc hơn với các DN/ dự án cụ thể tuỳ theo chất lượng tín dụng/ xếp hạng tín nhiệm. Dĩ nhiên là các DN có chất lượng tín dụng cao thì lãi suất sẽ nên thấp hơn nữa và thậm trí tiệm cận lãi suất trái phiếu Chính phủ (3% kỳ hạn 10 năm) hiện nay.
Nhưng cách tiếp cận hỗ trợ DN ra sao? Thay vì triển khai ồ ạt trong các tháng còn lại của năm 2023 thì tiền có thể lại chảy vào các kênh đầu cơ, và rồi có thể lại phải đột ngột đổi chiều chính sách trong 2-3 năm tới.
Ngành Dệt may được lấy làm ví dụ minh hoạ.
Đã đến lúc cần áp dụng Data-Driven Policy mạnh mẽ nữa ở Việt Nam. Dĩ nhiên không cần quá cực đoan như FED/ Powell là lấy tôn chỉ mục tiêu CPI 2% làm kim chỉ nam điều hành lãi suất như vừa rồi.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận