Vì sao lãi suất cho vay vẫn cao?
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, trong tài chính, nếu rủi ro cao thì lãi suất sẽ cao hơn. Và mức vay trung, dài hạn thường lãi suất cao hơn so với ngắn hạn
Trả lời VTC News, TS Cấn Văn Lực cho rằng trên thực tế cả lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng đã giảm khoảng 2,4 -3,6% so với đầu năm.
Tuy mức giảm này chưa như mong đợi của người dân, doanh nghiệp nhưng thực tế để giảm lãi suất thì các ngân hàng cũng phải căn cứ vào lãi suất huy động, chi phí vốn, tình hình nợ xấu, khả năng trích lập dự phòng. Ngân hàng cần phải cấn trừ cả đầu vào, đầu ra, những chi phí khác để đánh giá chênh lệch.
TS Cấn Văn Lực cho biết, doanh nghiệp muốn giảm lãi suất cho vay nhưng chính sách phải có độ trễ nhất định để cân đối giữa lãi suất huy động đến lãi suất cho vay. Ngân hàng ký hợp đồng huy động vốn với khách là có kỳ hạn nên lãi suất cho vay không thể nói giảm là giảm ngay được. Hơn nữa, lãi suất huy động cũng không thể giảm quá nhanh và quá sâu, bởi nếu thế thì người dân sẽ chọn kênh đầu tư hoặc cách giữ tiền khác. Do đó, lãi suất cho vay cũng phải cân đối theo.
Theo TS Lực, hệ thống ngân hàng không thiếu tiền để cho vay, nhất là quý III và quý IV/2023, nhưng phải cân đối nhiều vấn đề. Hiện nay các ngân hàng đã giảm cả lãi suất huy động và cho vay tùy thuộc từng doanh nghiệp, lĩnh vực, dự án và mức độ rủi ro.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận