24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Hoàng Sơn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vì sao HOSE hoạt động 21 năm không làm chủ được công nghệ?

Chưa quyết liệt trong quá trình triển khai hệ thống công nghệ, dẫn tới chậm trễ trong việc nâng cấp hạ tầng giao dịch.

Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) là thị trường chứng khoán tập trung đầu tiên của nước ta, bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2000, tức là đến nay đã được 21 năm. Dù vậy, hệ thống giao dịch của HOSE hiện nay là do Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan cung cấp từ năm 2000, HOSE không thể tự can thiệp nếu cần thay đổi.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm "Nghẽn lệnh tại HOSE: Thực trạng và Giải pháp" do Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán tổ chức sáng nay 24/6, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) Trần Văn Dũng cho biết căn nguyên của vấn đề nghẽn lệnh ở HOSE đến từ cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan, đặc biệt là nhận thức còn hạn chế và triển khai chưa quyết liệt.

Trước khi làm người lãnh đạo cao nhất của UBCK, ông Dũng từng có thời gian làm Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX); Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc HOSE. Vì vậy, ông Dũng là một trong những người hiểu rõ nhất về quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ông Dũng chia sẻ: Khi HOSE bắt đầu đi vào hoạt động năm 2000, cá nhân ông hiểu khá rõ về chức năng và mô hình tổ chức của thị trường chứng khoán nói chung nhưng không nắm rõ về hệ thống giao dịch. "Lúc đó ở Việt Nam hầu như không có ai hiểu rõ về công nghệ giao dịch", Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nói.

Vào tháng 7/2000, HOSE chỉ có hai mã cổ phiếu niêm yết là SAM và REE. Khi đó, Thủ tướng đã phê duyệt triển khai dự án hệ thống giao dịch nhưng HOSE chưa làm ngay vì không ai biết rõ về hệ thống và nhu cầu mua bán của nhà đầu tư còn thấp. Đúng lúc đó thì Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan hỗ trợ một hệ thống giao dịch.

"Cơ quan quản lý muốn có một hệ thống hiện đại, rất cầu toàn và yêu cầu cao nhưng nhận thức còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm nên khi triển khai còn khó khăn", ông Dũng thẳng thắn chia sẻ.

Vì sao HOSE hoạt động 21 năm không làm chủ được công nghệ?
Giá trị giao dịch tại HOSE tăng vọt, đạt 439.000 tỷ đồng trong tháng 5/2021 trong khi vào tháng 4/2020 chỉ là 84.000 tỷ.

Đến khoảng năm 2008, thanh khoản giao dịch tại HOSE bắt đầu lên cao nhưng do ký được hợp đồng bảo trì, nâng cấp hệ thống với phía Thái Lan nên cả Ủy ban Chứng khoán và HOSE lại không quyết liệt triển khai hệ thống mới, ông Dũng nói.

Sau đó, HOSE ký hợp đồng với Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) để xây dựng một hệ thống giao dịch hiện đại hơn so với hệ thống cũ kỹ của Thái Lan.

Ban đầu UBCK chỉ dự định làm hệ thống cho HOSE nhưng về sau lại muốn bao hàm cả HNX, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), từ chỗ chỉ để giao dịch cổ phiếu thì mở rộng sang cả trái phiếu, phái sinh, .... Quá trình thiết kế và định hình hệ thống mất nhiều thời gian và quy mô của dự án cứ tăng dần lên.

"Không may là đột nhiên một nhà thầu phụ rất quan trọng của phía Hàn Quốc bỏ cuộc, khiến KRX phải mất nhiều công tìm nhà thầu khác. Sau khi thiết kế xong và chuẩn bị kiểm thử thì lại xảy ra dịch COVID-19", ông Dũng cho hay.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả