Vì sao hàng loạt các nước mua mạnh nông sản?
Dự trữ lúa mì của Jordan lên mức cao kỷ lục trong khi đó tại Ai Cập, nước thu mua ngũ cốc hàng đầu thế giới, giới chức nước này đã quyết định mua nông sản trên thị trường quốc tế.
Giới chức nhiều nước và các nhà kinh doanh nông sản trên khắp thế giới, từ Cairo cho đến Islamabad đã không ngừng mua hàng mua thêm hàng kể từ khi đại dịch Covid-19 gây tác động đến chuỗi cung ứng.
Dự trữ lúa mì của Jordan lên mức cao kỷ lục trong khi đó tại Ai Cập, nước thu mua ngũ cốc hàng đầu thế giới, giới chức nước này đã quyết định mua nông sản trên thị trường quốc tế dù rằng nước này đang vào vụ mùa thu hoạch; lượng mua đã tăng hơn 50% tính từ tháng 4/2020.
Đài Loan cũng công bố tăng dự trữ thực phẩm chiến lược và Trung Quốc cũng không ngừng mua vào để đáp ứng cho nhu cầu nội địa của nước này.
Việc nhiều nước mua mạnh thực phẩm cho thấy các nước đang cố gắng tự bảo vệ khỏi những rủi ro từ khả năng đại dịch Covid-19 sẽ gây gián đoạn hoạt động ở các cảng và gây hại đến thương mại toàn cầu.
Đại dịch đã tác động đến chuỗi cung ứng của nhiều loại mặt hàng nông sản. Việc hàng hóa từng bị người tiêu dùng mua gom quá mức trong thời kỳ đại dịch đã khiến cả nhiều người tiêu dùng khác phải thay đổi cả thói quen mua sắm.
“Đại dịch Covid-19 đã buộc người tiêu dùng phải chuyển thói quen, từ việc mua thực phẩm đủ dùng cho đến việc mua thật nhiều bởi lo ngại sẽ có lúc nào đó bị thiếu hàng”, chuyên gia phân tích thuộc Bank of America, ông Francsico Blanch, nhận xét.
Hiện có rất nhiều yếu tố đang khiến cho giá ngô, đậu tương và ngũ cốc tăng. Lũ lụt tại Trung Quốc tăng cao và việc Trung Quốc mua mạnh theo thỏa thuận thương mại với Mỹ cũng góp phần khiến cho nhu cầu mua nông sản lớn hơn. Bắc Kinh cũng đã “học” được bài học từ đại dịch Covid-19 và đảm bảo rằng nguồn cung đủ nhiều để ứng phó với vấn đề nguồn cung, theo những nguồn tin từ vụ việc.
Chính phủ nhiều nước quyết định mua nhiều thực phẩm nhằm đảm bảo nguồn cung phòng trường trường hợp đại dịch Covid-19 gây tác động xấu đến chuỗi cung ứng, theo phân tích của chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Chương trình Nông lương Liên hợp quốc (FAO), ông Abdolreza Abbassian.
Có một nhóm các nước cố gắng tăng dự trữ chiến lược như Ai Cập hay Pakistan, tuy nhiên họ cũng có lý do khác để làm như vậy bởi họ muốn hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá và nhu cầu điều chỉnh giá cả trong nước. Ngoài ra cũng phải kể đến yếu tố mùa vụ kém tại Thổ Nhĩ Kỳ và Morroco.
“Nhiều nước có thể mua mạnh bây giờ thế nhưng khi sang đến năm mới, họ có thể sẽ không còn cần mua nhiều nữa. Tôi có thể dự báo điều đó bởi khi qua đến năm mới, tình hình khi sẽ khác”, ông Abdolreza Abbassian dự báo.
Gần đây, giá nông sản không ngừng tăng khi mà chính phủ nhiều nước tăng cường mua gom. Chỉ số giá hàng hóa nông nghiệp mà Bloomberg tính toán đã tăng gần 20% tính từ tháng 6/2020. Giá đường cũng được hỗ trợ khi mà Trung Quốc tăng nguồn cung, theo tính toán của CEO một công ty đường lớn của Brazil, ông Geovane Consul.
Trung Quốc có thể sẽ mua thêm nông sản trong năm sau, cuộc đua mua nông sản có thể sẽ vẫn “nóng”. Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới với các mặt hàng, từ dầu thô cho đến quặng sắt, đậu tương. Trung Quốc cũng đang có kế hoạch tăng cường dự trữ chiến lược trong kế hoạch 5 năm của mình.
Chắc chắn nhiều nông dân và những công ty cung cấp nông sản trên khắp thế giới cảm thấy hài lòng với diễn biến mới này trên thị trường nông sản bởi trước đó nhu cầu đã xuống quá thấp do các quy định phong tỏa thời kỳ đại dịch. Việc Trung Quốc mua gom mạnh cũng đồng nghĩa với nhu cầu hạt ngũ cốc, hạt có dầu của Mỹ cũng tăng lên, người Mỹ đang kiếm được nhiều tiền sau đại dịch.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận