24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Jennie
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vì sao giới đầu tư nên quan tâm đến ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam?

Tạp chí Entrepreneur ngày 23/1 đăng bài nhận định vị thế của Việt Nam như một trung tâm khu vực và “thành trì” về năng lượng tái tạo đang tăng lên nhanh chóng.

Tạp chí Entrepreneur ngày 23/1 đăng bài nhận định vị thế của Việt Nam như một trung tâm khu vực và “thành trì” về năng lượng tái tạo đang tăng lên nhanh chóng.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), hiện Việt Nam đang kỳ vọng mức tăng trưởng GDP sẽ phục hồi ở mức 6,5% vào năm 2022. Do đó, tiêu thụ điện năng đã tăng hơn 11% mỗi năm, nhanh hơn đáng kể so với GDP quốc gia. Điều này đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với việc phát điện và đầu tư nhiều hơn.

Tuy nhiên, sản xuất nhiên liệu hóa thạch trong nước không thể đáp ứng kịp nhu cầu, đòi hỏi Việt Nam phải dựa vào thị trường nước ngoài để có đủ nguồn lực cung cấp năng lượng cho cơ sở hạ tầng. Do đó, việc Việt Nam phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu để vận hành hệ thống điện và biến đổi khí hậu là những yếu tố thúc đẩy chính phủ chuyển hướng sang năng lượng tái tạo.

Việt Nam với tiềm năng trở thành cường quốc về năng lượng tái tạo

Việt Nam nhận thấy nhu cầu chuyển đổi năng lượng xanh đang cấp thiết hơn bao giờ hết. Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam đã chứng minh cam kết đối với sáng kiến này, đặc biệt là khi nói đến điện mặt trời.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có công suất điện mặt trời được lắp đặt toàn diện nhất ở Đông Nam Á, với 16.500 MW được sản xuất vào năm 2020. Hơn nữa, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có công suất lắp đặt năng lượng mặt trời nhiều nhất trên toàn cầu vào năm 2020.

Với tiềm năng điện mặt trời cao và các mục tiêu năng lượng xanh đầy tham vọng vào năm 2050, Việt Nam có mọi cơ hội để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về năng lượng tái tạo. Cũng có lý do thuyết phục để thành lập các dự án năng lượng gió ở Việt Nam do Việt Nam có nguồn tài nguyên gió lớn nhất trong khu vực với tiềm năng 311 GW.

Các nhà phân tích thị trường cho rằng nếu duy trì tốc độ mở rộng nhanh chóng về năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ thăng hạng hơn nữa trong bảng xếp hạng, có thể vượt qua các quốc gia như Australia và Italy về các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo và sáng tạo.

Các lĩnh vực chính trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam

Năng lượng gió

Khí hậu và địa hình của Việt Nam khiến năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, có triển vọng đầu tư đáng kể. Nguồn tài nguyên gió rộng lớn của Việt Nam là nhờ vào hình dạng địa lý dài và hẹp của đất nước với hơn 3.000 km đường bờ biển, bao gồm cả đồi và núi.

Theo WB, hơn 39% khu vực ở Việt Nam có tốc độ gió lớn hơn 6 mét/giây (m/s), tương đương với công suất 512 gigawatt (GW). Việt Nam có tiềm năng tuyệt vời, với 8,6% diện tích đất, nước thích hợp cho các trang trại điện gió lớn.

Trừ chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng truyền dẫn cần thiết, Việt Nam sẽ cần đầu tư hàng tỷ đồng để đạt được mục tiêu này. Hợp tác khu vực tư nhân là bắt buộc do hạn chế về nguồn lực của chính phủ và những thách thức kinh tế liên quan. Nhu cầu này đã tạo tiền đề cho các nhà đầu tư quốc tế gia nhập và thiết lập sự hiện diện trong lĩnh vực năng lượng gió hầu như chưa được khai thác của Việt Nam.

Năng lượng mặt trời

Việt Nam gần đây chứng kiến sự tăng trưởng quang điện mặt trời (PV) phi thường. Đây chỉ là bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi năng lượng của đất, nước khỏi than đá. Công suất điện mặt trời của Việt Nam tăng từ 86 MW vào năm 2018 lên khoảng 16.500 megawatt (MW) vào năm 2020.

Do đó, Việt Nam vượt qua Thái Lan để trở thành quốc gia ASEAN có công suất lắp đặt điện mặt trời lớn nhất. Hệ thống điện mặt trời cung cấp khoảng 10,6 TWh điện vào năm 2020, chiếm gần 4% tổng sản lượng.

Năng lượng mặt trời trên mái nhà sẽ chiếm khoảng một nửa tổng công suất năng lượng mặt trời của Việt Nam vào năm 2030. Với môi trường sản xuất năng lượng mặt trời đầy hứa hẹn, các nhà đầu tư quốc tế sẽ khó bỏ qua triển vọng đầu tư sinh lợi như vậy.

Các động lực thúc đẩy tăng trưởng năng lượng tái tạo của Việt Nam

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Việt Nam là nước sử dụng điện lớn thứ hai Đông Nam Á. Tiêu thụ năng lượng trong khu vực là một trong những mức tăng nhanh nhất thế giới, với nhu cầu tăng ở mức ổn định 6% mỗi năm trong 20 năm qua. Theo Techwire Asia, 80% nhu cầu năng lượng trong khu vực đến từ 4 quốc gia là Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.

Cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường cung cấp năng lượng và nhu cầu công cộng đáng kể về chất lượng không khí tốt hơn là động lực chính. Hỗ trợ luật pháp và chính sách của chính phủ, gồm thuế suất nhập khẩu (FiT), ưu đãi thuế hấp dẫn và miễn thuê đất cũng được coi là những yếu tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng năng lượng tái tạo (RE) khổng lồ của đất nước.

Mong muốn của người dân đối với việc bảo tồn môi trường là yếu tố quan trọng thứ hai. Hơn nữa, ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở các khu vực đô thị dẫn tới sự phản đối các nhà máy điện than mới. Các vấn đề về nước và tài nguyên địa phương cũng là một nguyên nhân gây quan ngại.

Tóm lại, thiết kế hệ thống tốt hơn tập trung vào tính linh hoạt và lưu trữ điện kết hợp với sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân trong việc xây dựng hệ thống truyền tải sẽ giúp năng lượng mặt trời và năng lượng gió tích hợp vào mạng lưới năng lượng hiệu quả hơn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả