menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thái Khang

Vì sao giá trần 60 USD/thùng không ảnh hưởng tới nguồn thu dầu mỏ của Nga?

Tờ Wall Street Journal (WSJ) và mạng tin Oilprice mới đây có bài phân tích liên quan đến kế hoạch Liên minh châu Âu (EU) áp giá trần với dầu thô của Nga.

WSJ dẫn các nguồn tin cho biết Ủy ban châu Âu (EC) áp giá trần đối với dầu của Nga tới 27 quốc gia thành viên của EU. Mức giá 60 USD/thùng này được cho là thấp hơn nhiều so với giá dầu thô trên thị trường thế giới, khi dầu Brent được giao dịch ở mức 88 USD/thùng trong phiên sáng 1/12. Giá trần này có thể điều chỉnh để bảo đảm luôn thấp hơn giá thị trường 5%.

Biện pháp áp giá trần là một phần trong nỗ lực của phương Tây nhằm bóp nghẹt nguồn thu từ xuất khẩu dầu của Nga, nhưng cũng phải bảo đảm giữ cho nguồn cung toàn cầu không bị biến động mạnh, tránh đẩy giá dầu leo thang. Kế hoạch này được tạo dựng với mục đích vẫn để cho dòng dầu của Nga ra được thị trường thế giới, nhưng không cho phép Nga đạt được lợi nhuận tuyệt đối từ xuất khẩu dầu. Một khi EU đạt đồng thuận về mức giá trần 60 USD/thùng, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ ký kết thỏa thuận. G7 và Australia hướng đến mục áp dụng mức giá trần này đối với dầu thô của Nga kể từ ngày 5/12.

Nhưng xét các điều kiện trên thị trường hiện nay, kế hoạch áp giá trần này khó có thể giúp Mỹ và phương Tây đạt mục tiêu tiết giảm nguồn thu của Nga để tiến tới buộc Nga cân nhắc lại chiến dịch quân sự ở Ukraine. Trên thực tế, xuất khẩu dầu mỏ là nguồn thu ổn định, quan trọng đối với thu ngân sách của Nga. Nhưng giới phân tích nhận định kế hoạch áp giá trần gần như không ảnh hưởng tới doanh thu xuất khẩu của Nga.

Dầu thô của Nga hiện được giao dịch với mức giá thấp hơn so với dầu Brent. Nhưng trong bối cảnh khách hàng đồng loạt nghi ngại dầu thô Nga, rất khó để minh bạch hóa giá dầu thô Nga trên thị trường. Trong một số trường hợp, dầu này được bán dưới mức giá 60 USD/thùng. Đáng chú ý, theo công ty Arugs Media chuyên về thẩm định giá trên thị trường hàng hóa, dầu Urals của Nga rơi xuống mức 48 USD/thùng trong lô hàng xuất khẩu từ cảng Primorsk trên biển Baltic hôm 30/11.

Chuyên gia Vivek Dhar thuộc Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho rằng khi dầu Ural của Nga được giao dịch trong khoảng giá từ 60-65 USD/thùng, mức giá trần mà EU đề xuất thực chất nằm trong biên độ cho phép. Theo Massimo Di Odoardo, Giám đốc bộ phận nghiên cứu khí đốt và khí hóa lỏng (LNG) thuộc hãng Wood Mackenzie, mức giá trần đề xuất cũng tương đương với mức giá chiết khấu mà Nga bán ra thị trường. Một khi được triển khai trên thực tế, áp giá trần sẽ không ảnh hưởng nhiều đến Nga.

Phóng viên Javier Blas phụ trách chuyên trang năng lượng và hàng hóa tại Bloomberg trong bài viết gần đây thậm chí còn chỉ ra rằng tiến trình thảo luận trong EU về áp giá trần đối với dầu mỏ và khí đốt của Nga là “hoàn toàn vô nghĩa”. Biện pháp này không có bất cứ giá trị gì ngoài việc EU muốn thể hiện chính sách cứng rắn với Nga.

Đương nhiên, giá dầu có thể sẽ tăng sau khi vừa trải qua cú lao dốc mới nhất do những lo ngại liên quan đến nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc, nước vẫn đang tìm lối thoát cho cuộc chiến chống COVID-19. Thực tế, dầu có thể tăng giá chỉ ít ngày sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) nhóm họp vào ngày 4/12 tới và nhiều khả năng sẽ thảo luận nội dung cắt giảm sản lượng hơn nữa.

Điều này khiến lệnh trừng phạt của EU vào ngành dầu khí Nga sẽ thắt chặt nguồn cung cho EU và hệ quả là đẩy giá dầu tăng. Giá cao đối với các sản phẩm dầu thô ngoài Nga cũng có thể sẽ khiến giá dầu của Nga tăng, khi xuất hiện tình trạng đổi tuyến nguồn cung. Nếu nhất quyết theo đuổi cam kết dừng bán dầu cho những nước tham gia áp giá trần, Nga thậm chí còn có được nguồn thu lớn hơn từ xuất khẩu dầu mỏ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
6 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại