Vì sao dòng tiền khối ngoại còn e ngại khi vào TTCK Việt Nam?
Theo tịch quỹ A+, dù có mối quan tâm lớn, vẫn còn những rào cản khiến các quỹ đầu tư chuyên nghiệp e ngại trước quyết định rót vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phân tích về dòng tiền khối ngoại năm 2022 bên lề tọa đàm “Nhận diện 2023: Cơ hội đầu tư mới trong môi trường mới” do Báo Đầu tư tổ chức, ông Quan Đức Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên A+ Fund chỉ ra có phần khá lớn trong dòng tiền ngoại từ hoạt động quay vòng của các quỹ đang hoạt động tại thị trường Việt Nam như Dragon Capital, Vinacapital...
Chủ tịch quỹ A+ Fund cho rằng, điều quan trọng hơn là kéo được tổ chức lớn về đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Ở vai trò đối tác và cũng là bên kết nối quỹ ngoại với các cơ hội đầu tư tại thị trường Việt Nam, Quỹ A+ Fund thực hiện khảo sát đối với nhiều quỹ ngoại ở một số nước và vũng lãnh thổ như Anh, Đức, Đài Loan, Mỹ... và thấy rằng 100% quỹ được hỏi đều đang sẵn sàng đầu tư vào thị trường Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ trước đây chỉ 40% quỹ ngoại quan tâm đến Việt Nam.
Cũng theo ông Hoàng, đối với các quỹ ngoại mà A+ Fund đang làm việc, khi đề cập về thị trường Đông Nam Á, nhà đầu tư chuyên nghiệp quan tâm chủ yếu hai thị trường chính là Indonesia, Việt Nam, hay một số ít có quan tâm thêm đến thị trường Phillipines.
“Chưa quỹ nào qua 8 thành phố đánh giá bi quan về thị trường Việt Nam. Trong 28 năm kể từ khi về Việt Nam, tôi chưa bao giờ thấy cơ hội lớn như bây giờ. Các quỹ tôi nói chuyện cùng chung quan điểm khi cơ hội từ việc “reset” lại P/E trung bình cũng như P/E một số công ty. Dòng tiền rất muốn về Việt Nam”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, dù có mối quan tâm lớn, vẫn còn những rào cản khiến các quỹ đầu tư chuyên nghiệp e ngại trước quyết định rót vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo Chủ tịch quỹ A+ Fund, điều các quỹ chứng khoán chuyên nghiệp lo ngại nhất nằm ở tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài. Một quỹ quy mô trung bình khi chọn vào thị trường Việt Nam có thể giải ngân vài trăm triệu USD. Như trường hợp quỹ nhỏ nhất tại Boston có quy mô 3,5 tỷ USD, trường hợp họ dành 10% để đầu tư thì quy mô danh mục đã là 350 triệu USD. Tuy nhiên, cái khó là không có sản phẩm để mua. Cổ phiếu nằm trong lựa chọn của quỹ đầu tư phải đáp ứng về tính thanh khoản tốt, trong khi chỉ số ít đáp ứng điều kiện như cổ phiếu trong nhóm VN30, VN50.
Một nguyên nhân có khả năng khác là nhà đầu tư còn chờ danh mục thị trường mới nổi (EM), thị trường cận biên để có sự phân bổ. Hay có những rào cản từ những yếu tố khá nhỏ cản trở quỹ chuyên nghiệp vào thị trường Việt Nam như việc tìm kiếm đối tác hay thủ tục mở tài khoản. Điển hình như tại Đài Loan, có quỹ rất quan tâm, nhưng do đã có tổ chức khác ở Đài Loan đầu tư tại Việt Nam, nên họ cần tìm đối tác khác mà cũng cần đáp ứng yêu cầu tương xứng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận