24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thiên Anh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vì sao doanh nghiệp Nhật Bản khó tìm nhà cung ứng nội địa tại Việt Nam?

Có khoảng 2.500 công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có hơn 50% thuộc ngành công nghiệp sản xuất, nhưng phần lớn những doanh nghiệp này vẫn phải nhập nguyên liệu từ nước khác do khó tìm được nhà cung cấp trong nước phù hợp.

Trao đổi với Nhịp sống doanh nghiệp Bizlive, ông Hirai Shinji, Trưởng đại diện, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM cho biết, tỷ lệ thu mua nội địa tại Việt Nam từ sau năm 2010 dần có sự gia tăng, tuy nhiên nếu nói tỷ lệ gia tăng cao những năm gần đây so với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia thì khoảng cách vẫn chưa được rút ngắn.

Theo khảo sát do JETRO thực hiện vào tháng 6/2020, có sự dịch chuyển trong tỷ lệ thu mua linh phụ kiện, vật liệu, trong đó Trung Quốc đạt cao nhất 69,5%; Thái Lan là 60.8%; Indonesia 45,9%; Malaysia 37,8%; Việt Nam là 36,3% và Philippines chỉ 33,4%. Do vậy, trong tương lai khả năng Việt Nam vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ các nước láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc…

Theo ông Hirai Shinji, có rất nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ cung ứng nội địa của Việt Nam thấp so với các nước, trong đó trình độ sản xuất và kỹ thuật công nghệ của Việt Nam còn yếu kém được nhiều người đề cập đến. Nhưng khảo sát cho thấy chưa hẳn do kỹ thuật yếu kém vì thực tế có những công ty Việt Nam đã đầu tư công nghệ rất tốt, và làm ra sản phẩm có chất lượng rất cao nhưng vẫn không cung ứng được.

Ví dụ, một công ty Nhật Bản cầm cây bút chì đến đặt vấn đề với công ty Việt Nam và hỏi anh có thể sản xuất ra sản phẩm như thế này không và công ty Việt trả lời là không. Vấn đề thứ hai, công ty Việt Nam làm được cây bút chì và sẵn sàng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do công ty Nhật yêu cầu nhưng yêu cầu lô hàng phải có số lượng tối thiểu 1.000 cây, nếu thấp hơn sẽ không nhận. Trường hợp thứ nhất do công nghệ yếu kém còn trường hợp thứ hai là quy mô sản xuất và số lượng cung ứng không phù hợp.

Nguyên nhân còn đến từ năng suất sản xuất bị giới hạn. Ví dụ, doanh nghiệp A cung ứng mỗi lô hàng 1.000 cây bút chì và đã có đơn hàng, sau đó khách hàng khác đến đặt làm 10 cây thì doanh nghiệp này không nhận làm, vì lo nếu nhận làm thêm sẽ vượt công suất của nhà máy. Đó là câu chuyện giữa cung và cầu không gặp được nhau.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Nhật Bản luôn đòi hỏi rất cao ở các khâu đóng gói, chuyển hàng... và doanh nghiệp Việt Nam có thể làm được nhưng đôi khi họ nghĩ “nhận các đơn hàng của công ty Nhật làm việc rất vất vả mới đáp ứng được nhu cầu của họ, thôi thì chọn những doanh nghiệp có điều kiện dễ dàng hơn để hợp tác”. Đây cũng là một nguyên nhân.

Vậy làm thế nào để nâng tỷ lệ cung ứng nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam lên? Câu hỏi này được ông Hirai Shinji chia sẻ, khi khảo sát các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá như thế nào chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam?, câu trả lời là chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay rất tốt, tay nghề rất khéo léo và trình độ chuyên môn cao.

Vì vậy theo ông Hirai Shinji, thay vì cứ nhấn mạnh là doanh nghiệp của tôi có công nghệ tốt có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện của doanh nghiệp Nhật Bản, thì doanh nghiệp Việt Nam nên nhấn mạnh vào nguồn nhân lực chất lượng cao có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản.

Cách quảng bá tốt nhất là gặp gỡ trực tiếp để cùng nhau trao đổi và cho doanh nghiệp Nhật Bản thấy nguồn nhân lực của công ty tốt như thế nào. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay chỉ có thể gặp online để trao đổi, giao lưu về nguồn nhân lực và sau đó sẽ mở ra các cơ hội khác.

Đại diện của Jetro tại TP.HCM cũng cho biết, những doanh nghiệp đang ở Nhật Bản thì có xu hướng tìm kiếm cơ sở bên ngoài tại Việt Nam, còn những doanh nghiệp đã ở Việt Nam lại tìm kiếm những địa phương khác.

Ví dụ, doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư ở TP.HCM, Đồng Nai… bây giờ muốn tìm hiểu một vài tỉnh miền Tây xem có thể đặt cơ sở sản xuất hay không? Nếu đặt cơ sở sản xuất ở Cần Thơ, Kiên Giang vậy từ đây về TP.HCM có đường cao tốc không? Khi doanh nghiệp Nhật đặt hàng với các tỉnh thì hàng hóa vận chuyển như thế nào, có kịp cung ứng hàng cho sản xuất không? Trả lời cho những thắc mắc này sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa chứ không phải lúc nào cũng chạy theo công nghệ kỹ thuật và thiết bị.

“Việc thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện nay cũng rất là quan trọng. Cơ sở hạ tầng giao thông tốt sẽ góp phần đẩy tỷ lệ cung ứng nội địa tăng lên”, ông Hirai Shinji nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả