menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trương Thanh Đức

Vì sao chỉ xử lý phạt SEVEN.am “cắt mác” Trung Quốc 170 triệu?

Tuy nhiên, việc xử phạt khi chưa xác định được nguồn gốc, xuất xứ số sản phẩm bị “cắt mác” có thể dẫn đến việc, nếu phát hiện là hàng nhập khẩu sẽ không thể xử lý được tiếp.

Việc Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) xử phạt 2 công ty liên quan đến thương hiệu SEVEN.am 170 triệu đồng là đúng với các sai phạm đã xác định.

Nhiều cửa hàng thuộc hệ thống SEVEN.am đã hoạt động bình thường vào sáng 1/12.

Điều này, gây ra nhiều thắc mắc, nghi vấn trong dư luận, nếu không phải hàng nhập khẩu, vì sao SEVEN.am lại “cắt mác” sản phẩm? Việc cơ quan chức năng đưa ra quyết định xử phạt khi chưa xác định được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm liệu có “vội vàng”?

Hình thức xử phạt như vậy là đúng với 5 hành vi phạm của 2 cty gồm:

“1. Sản xuất, kinh doanh hàng hóa có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc theo quy định

2. Kinh doanh hàng hóa có nhãn bị sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa

3. Kinh doanh hàng hóa có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc;

4. Kinh doanh hàng hóa không công bố hợp quy

5. Sản xuất hàng hoá có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng”

Tuy nhiên, hình thức, mức xử phạt trên áp dụng đối với hàng hóa sản xuất trong nước. Trong trường hợp phát hiện ra số sản phẩm của SEVEN.am là hàng nhập khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý hành vi “cắt mác”, do sai phạm này đã bị xử phạt rồi.

Nếu phát hiện ra hành vi cắt nhãn mác trên sản phẩm mà không xử lý là bao che. Nhưng trong trường hợp này, nếu chưa đủ bằng chứng, cơ sở như: hóa đơn, hợp đồng,… để chứng minh là hàng nhập khẩu, chỉ là mua trôi nổi ở đâu đấy hoặc mua ở trong nước. Sau đó, doanh nghiệp có hành vi cắt nhãn mác, không công bố hợp chuẩn thì xử lý như vậy là hoàn toàn đúng.

Trong trường hợp này có 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau, nếu là hàng nhập khẩu rồi cắt nhãn mác là 1 loại hành vi, hàng trong nước cũng là 1 loại hành vi, hai vấn đề sẽ khác nhau về mức độ.

Nếu bây giờ phát hiện ra số sản phẩm đó là hàng nhập khẩu thì phải rút lại quyết định xử phạt cũ và áp dụng hình thức mới vì một hành vi không thể xử lý 2 lần. Hoặc sẽ phải xử lý những vấn đề gì mới như trốn thuế, khai báo hải quan,… chứ không thể xử lý hành vi “cắt mác” thêm lần nữa được.

Ngoài ra, Ls. Trương Thanh Đức phân tích thêm, hoạt động xử phạt hành vi sai phạm nhãn mác hàng hóa có thời gian hiệu lực nhất định. Do đó, trong trường này, việc xử lý hành vi khi chưa có đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm là “không ổn” nhưng vẫn phải làm.

Đối với hành vi cắt, thay đổi thông tin nhãn mác, ví dụ đối với mặt hàng thực phẩm nếu sửa quá hạn thành còn hạn sử dụng thì phải xử lý ngay. Tuy nhiên, trong trường hợp này có vấn đề cần làm rõ, xác định xem có phải hàng nhập khẩu hay không? Việc xử phạt như vậy là không ổn?

Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng có cái khó là nếu không xử lý thì sẽ hết thời hạn quy định. Nếu không xử lý ngay hành vi thay đổi nhãn mác sẽ nảy sinh bất cập, ví dụ như về sau không chứng minh được đó là hàng nhập khẩu, sai phạm nhãn mác cũng không xử lý sẽ dẫn tới bỏ lọt.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại