menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vương Nguyên Vũ

Vì sao châu Á không chịu áp lực lạm phát lớn như phương Tây?

Ở châu Á, áp lực lạm phát lại yếu hơn nhiều. Câu hỏi đặt ra là tại sao?

Lạm phát trong năm qua đã tăng lên mức cao nhất của nhiều thập kỷ ở phần lớn các nước thuộc thế giới giàu có. Nguồn cung bị hạn chế, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ, tất cả các yếu tố này đều giúp đẩy giá tiêu dùng lên cao hơn. Tuy nhiên, ở châu Á, áp lực lạm phát lại yếu hơn nhiều. Câu hỏi đặt ra là tại sao?

Ở các nền kinh tế châu Á như Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam, lạm phát trên thực tế thấp hơn mức trung bình trong thập kỷ trước đại dịch COVID-19, theo Abdul Abiad, Giám đốc nghiên cứu kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Ở những nền kinh tế ghi nhận lạm phát cao hơn mức trung bình trong giai đoạn 2010-2019 như Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan, mức cao hơn cũng chỉ dao động từ 2% trở xuống.

Theo tạp chí Economist của Anh, sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây là kết quả của một số yếu tố. Một phần của khác biệt trong sự bùng nổ về giá cả ở Bắc Mỹ và châu Âu, cũng như nhiều thị trường mới nổi không thuộc châu Á, là do thực phẩm. Ông Abdul Abiad lưu ý, mặc dù giá thực phẩm trên toàn cầu tăng cao, nhưng tác động là không đồng đều. Giá ngô và lúa mỳ đã tăng lần lượt 18% và 20% trong 12 tháng tính đến cuối tháng 1/2022. Ngược lại, cũng trong khoảng thời gian này, giá gạo đã giảm khoảng 20%.

Ở một quốc gia như Philippines, gạo chiếm đến 1/4 tỷ lệ chi tiêu dành cho lương thực trong chỉ số giá tiêu dùng. Đặc biệt, tại Trung Quốc, giá trung bình của thịt lợn bán buôn đã giảm hơn một nửa trong 12 tháng tính đến tháng Giêng, do dịch tả lợn châu Phi hoành hành khắp quốc gia này kể từ năm 2018 đã bắt đầu giảm đi.

Tác động của giá lương thực được thể hiện rõ ràng nhất ở các nền kinh tế đang phát triển, nhưng cũng có lý do khiến các nước giàu có hơn ở châu Á ghi nhận áp lực lạm phát thấp hơn.

Thứ nhất, sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng tại đây không nghiêm trọng như ở phương Tây. Theo công ty tư vấn về chuỗi cung ứng Drewry, chi phí vận chuyển một container 40 feet từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến Rotterdam (Hà Lan) đã tăng khoảng 60% trong năm qua, lên 13.686 USD.

Ngược lại, chi phí cho hành trình khứ hồi chỉ bằng 1/10, ở mức 1.445 USD, giảm 1% trong năm qua. Các cuộc khảo sát các nhà quản lý mua hàng cho thấy sự chậm trễ của nhà cung cấp vẫn đang gia tăng ở hầu hết các nước châu Âu và châu Mỹ, nhưng giảm ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Cách các quốc gia bước qua đại dịch COVID-19 khác nhau cũng là một yếu tố quan trọng. Các nhà nghiên cứu tại công ty tư vấn Capital Economics lưu ý rằng khả năng lạm phát quay trở lại châu Á trong lĩnh vực dịch vụ tiêu dùng vẫn ở mức thấp.

Mức tăng giá của các dịch vụ giải trí và văn hóa ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan chỉ bằng một nửa hoặc thấp hơn một nửa so với mức tăng cùng kỳ năm trước của Mỹ là khoảng 4%.

Sự khác biệt này có thể là do khu vực châu Á nới lỏng các hạn chế một cách dần dần và cũng có thể do không có nhiều khách du lịch quốc tế đến khu vực này.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hình thức áp lực lạm phát đều có thể tránh được. Giá năng lượng chịu ảnh hưởng bởi các xu hướng toàn cầu nhiều hơn so với giá của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ khác. Theo các nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs, chi phí năng lượng tăng là nguyên nhân lớn nhất gây ra lạm phát ở châu Á, chiếm 1/3 tổng mức tăng gần đây.

Nhiều nền kinh tế trong khu vực có thể phải đối mặt với môi trường lãi suất cao hơn mặc dù lạm phát thấp hơn. Khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất trong năm nay làm dấy lên nguy cơ đồng USD mạnh hơn, điều này sẽ kéo lạm phát nhập khẩu đến với châu Á. Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ ở Indonesia, Singapore và Hàn Quốc đã công bố các bước đi nhỏ nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ. Có lẽ, các nước khác cũng sẽ phải theo bước.

Theo The Economist

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
20 Yêu thích
1 Bình luận 26 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại