Vì sao các hãng hàng không vẫn chưa thể hạ thêm giá vé?
Từ cuối tháng 9 đến nay, trên thị trường xuất hiện nhiều quan điểm trái chiều về việc giá vé nội địa trên đường bay trục chính Hà Nội – TPHCM, hay đến các điểm du lịch như Phú Quốc, Nha Trang vẫn cao dù đã bước vào mùa thấp điểm. Nhiều khách hàng còn lo ngại điều này ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch bằng đường hàng không, nhiều điểm đến trong nước có nguy cơ vắng vẻ dịp cuối năm khi du khách chuyển sang đi du lịch nước ngoài.
Hậu Covid, tỷ giá và giá nhiên liệu
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các hãng hàng không trong nước cũng khó lòng hạ giá thành vé máy bay xuống thấp hơn được nữa sau hơn hai năm phải vật lộn với những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Phần lớn các hãng bay trong nước vẫn đang kinh doanh dưới giá vốn bởi doanh thu chưa phục hồi được bằng mức trước dịch, còn các chi phí đầu vào lại không ngừng biến động.
Theo ý kiến của một số chuyên gia hàng không, chi phí cho nhiên liệu – chiếm 36% phí vận chuyển của một hãng bay – thời điểm cuối năm ngoái đã lên hơn 120 đô la Mỹ một thùng, tăng hơn hơn 85% so với mức bình quân vào năm 2015 là 67 đô một thùng. Hiện nay, giá nhiên liệu Jet A1 tuy đã hạ nhiệt, nhưng vẫn neo ở mức quanh 90 đô la/thùng. Giai đoạn cuối năm, nhu cầu di chuyển trên toàn cầu tăng cao cùng với tình hình bất ổn tại một số khu vực, giá nhiên liệu vẫn được nhiều tổ chức dự báo có thể tiếp tục đi lên. Ví dụ, với Vietnam Airlines, khi chi phí nhiên liệu tăng thêm 1 đô la/thùng, doanh nghiệp này ước tính phát sinh thêm hơn 220 tỉ đồng chi phí.
Đồng thời, tỷ giá tác động lớn đến hoạt động của các hãng hàng không Việt Nam. Vietnam Airlines từng lý giải chi phí vận chuyển hàng không có hơn 70% phải thanh toán ngoại tệ trong khi doanh thu bán vé tại Việt Nam lại bằng tiền đồng. Do vậy, những biến động tỷ giá đô la Mỹ và tiền đồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của hãng. Vietjet hay Bamboo Airways cũng gặp tình trạng tương tự. So với năm 2015, tỷ giá tăng 6,6% từ 21.900 đồng/ đô la lên 23.350 đồng/ đô la bình quân năm ngoái. Yếu tố này khiến chi phí của hãng đội thêm 4,35%. Tình hình năm nay cũng chưa thể sáng sủa khi tỷ giá tiền đồng/đô la còn được dự báo có thể tăng thêm 3%.
Đầu tháng 10, lãnh đạo Vietravel Airlines cũng cho biết phải đối mặt với các khó khăn tương tự. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn phải gồng mình hoàn trả các khoản nợ phát sinh trước đó kèm mặt bằng lãi suất tăng cao trong thời gian qua.
Có quy mô nhỏ nhất trên thị trường nội địa hiện nay, nhưng Vietravel Airlines cũng thừa nhận đang trong tình trạng doanh thu từ vé máy bay bán ra không thể đủ để bù đắp chi phí. Đại diện hãng cho rằng việc kéo chi phí di chuyển bằng máy bay về bằng với đi tàu, xe là điều không tưởng. Thực tế, nếu cùng một chặng hành trình, ví dụ như Hà Nội- Đà Nẵng, giá vé tàu Thống nhất còn đắt hơn giá vé máy bay tại nhiều thời điểm.
Các hãng bay là lõi trung tâm của ngành hàng không, nhưng đang dễ bị tổn thương, thiếu ổn định nhất. Một hãng bay tư nhân khách cũng đang trong quá trình tái cấu trúc, phải cắt giảm tàu bay, mạng đường bay để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp phụ trợ của ngành như sân bay, phục vụ mặt đất, suất ăn, phục vụ mặt đất đã có lãi lớn.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cũng từng thông tin giá vé các hãng đưa ra đều phụ thuộc vào quy luật cung cầu, chính sách từng thời điểm, nhưng vẫn nằm trong khung trần giá vé. Ông nói chưa thể khẳng định giá vé cao có thể tồn tại trong suốt dịp Tết hay trên tất cả đường bay bởi khi giá đưa ra cao mà không bán được, các hãng sẽ phải nghiên cứu điều chỉnh.
Thực tế suốt nhiều năm qua, các chuyến bay dịp cao điểm Tết của hãng chỉ đông khách một chiều, chiều còn lại gần như bay rỗng không có khách. Bởi vậy, giá vé áp dụng vào thời điểm này cũng phần nào giúp các hãng hàng không lấy chi phí thu một chiều, bù đắp cho chặng bay cả hai chiều. Hay như dịp cao điểm hè vừa rồi, trước ý kiến giá vé đi Phú Quốc quá cao, người đứng đầu Vietjet cũng giải thích máy bay chỉ đông khách chiều đi, còn chiều về chở toàn tôm, mực.
Sức hút của điểm đến không chỉ là giá vé máy bay thấp
Về việc một số địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước vừa qua vắng khách, nhiều đơn vị kinh doanh, chuyên gia cũng cho rằng lỗi không phải từ phía các hãng hàng không như một số ý kiến chỉ trích vừa qua. Lãnh đạo một công ty chuyên phục vụ tour đến Phú Quốc nói rằng đối với nhóm khách từ châu Âu, đảo ngọc đang dần mất đi mất đi ấn tượng về môi trường thiên xanh và hoang sơ bởi sự phát triển ồ ạt quá nhiều công trình khách sạn, nghỉ dưỡng, từ đó không còn hấp dẫn đối tượng khách này như trước. Theo ông, nhiều du khách nội địa cũng bị ấn tượng xấu với điểm đến này do những bất cập về an ninh trật tự, dịch vụ taxi, nhà hàng còn tình trạng chặt chém.
Mới đây, Superdong Kiên Giang, doanh nghiệp vận hành 16 tàu cao tốc và hai phà từ đất liền ra Phú Quốc cũng công bố kết quả kinh doanh quí 3 với khoản lãi giảm một nửa. Hãng cho rằng một phần nguyên nhân là du khách chuyển đến nơi có chi phí thấp hơn vì ngại đi Phú Quốc chi phí cao.
Trong khi đó, đại diện đơn vị chuyên theo dõi thông tin du lịch The Outbox nhìn nhận thực trạng “đói” khách tại Phú Quốc hiện nay đến từ hệ quả của việc phát triển triển nóng dẫn đến định hướng phát triển sai sản phẩm.
Hãng nghiên cứu bất động sản Savills đánh giá Phú Quốc chưa có nhiều lựa chọn cho du khách bình dân. Theo thống kê, 70% số phòng khách sạn 3-5 sao ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long tập trung ở Phú Quốc. Điều này cho thấy định hướng phát triển phân khúc cao, nghỉ dưỡng dài ngày.
Phân khúc này sẽ bị ảnh hưởng ngay khi kinh tế tế khó khăn hiện nay bởi người tiêu dùng đều có xu hướng cắt giảm chi tiêu. Một số khảo sát gần đây cũng cho thấy dự báo xu hướng người tiêu dùng có thể dè sẻn chi tiêu đến Tết 2024.
Theo khảo sát của hãng Kantar, tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam nói tình hình tài chính “không ổn” tăng lên trong các quý gần đây, mặc dù đã hết Covid-19 và dịp hè – thời điểm tâm lý tiêu dùng thường tích cực. Hiện tại, người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên sức khỏe, tăng trải nghiệm tại nhà, phần lớn cũng cắt giảm chi tiêu cho giải trí bên ngoài.
Để gỡ khó cho Phú Quốc, cũng như các điểm đến khách lúc này, chuyên gia cho rằng cần sự chung tay phối hợp giữa cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, đơn vị kinh doanh lữ hành, dịch vụ và các hãng hàng không.
Tại cuộc họp hồi giữa tháng 10 giữa chính quyền và doanh nghiệp để giải cứu du lịch Phú Quốc, đại diện một hãng hàng không cũng khẳng định sẵn sàng kích cầu cùng địa phương. Tuy nhiên, hãng bay cho rằng phía doanh nghiệp cũng cần xem lại giá dịch vụ, chương trình, sản phẩm cung cấp cho du khách.
Đầu tháng 9, một hãng hàng không khác phải dừng đường bay kết nối thủ đô Hà Nội với Cà Mau tỉnh cực Nam của đất nước vì điều kiện hạ tầng sân bay hạn chế, cũng như hiệu quả kinh tế chưa cao. Mở đường bay tạo điều kiện để tỉnh thu hút đầu tư, phát triển du lịch, nên doanh nghiệp cũng cần trợ lực từ chính địa phương. Đến đầu tháng này, Tỉnh Cà Mau quyết định hỗ trợ các hãng hàng không có chuyến bay tới đây không quá 7 tỉ đồng mỗi năm nhằm kích cầu đi lại, phát triển du lịch. Đổi lại các phải cam kết bay suốt năm, 6 chuyến mỗi tuần.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận