Vì sao bảo hiểm tiền gửi quy định mức trần?
Bảo hiểm tiền gửi là 1 cơ chế để bảo vệ người gửi tiền, trong trường hợp ngân hàng hay tổ chức tín dụng bị phá sản. FDIC của Mỹ được thành lập năm 1933 là sau khi hệ thống ngân hàng của nước này bị sập.
Nhưng mức tối đa số tiền bảo hiểm (được trả) là khác nhau ở các nước. Như ở Mỹ hiện nay là $250k, ở Việt Nam là 125 triệu đồng.
Lưu ý ở Mỹ $250k là cho 1 tài khoản ở 1 ngân hàng. Ví dụ mở 1 tài khoản cá nhân, 1 tài khoản công ty, 1 tài khoản chung vợ chồng ở cùng 1 ngân hàng X thì số tiền được bảo hiểm là $750k.
Như IMF thường khuyến nghị thì số tiền bảo hiểm là 1 hay 2 lần GDP đầu người. Chắc Việt Nam mình theo khuyến nghị này.
Chứ như Mỹ, hồi 1935, số tiền bảo hiểm $5k là khoảng 10 lần thu nhập bình quân, còn bây giờ chỉ khoảng 3-4 lần.
Khống chế số tiền bảo hiểm là vì 1 số lý do sau:
1. Khuyến khích người gửi tiền không để trứng vào 1 giỏ, gửi nhiều ngân hàng khác nhau, qua đó cũng giúp hệ thống tài chính cân bằng ổn định hơn.
2. Phòng ngừa rủi ro đạo đức (moral hazard), từ ngân hàng hay cả khách hàng: bảo hiểm thoái mái thì rủi ro thoải, sập thì có bảo hiểm lo.
3. Bảo hiểm số tiền lớn thì phí bảo hiểm nhiều hơn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận