Vì sao 63 tỉnh, thành của Việt Nam được ví như 63 nền kinh tế?
Theo Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn, ở mỗi vùng của chúng ta, có thể nói cái gì cũng có, các vùng đều có cảng biển, có khu kinh tế… Nhưng liên kết phát triển vùng vẫn chưa được thống nhất cao. Nhiều địa phương trong vùng chỉ muốn liên kết với các trung tâm kinh tế lớn chứ không muốn liên kết với các địa phương lân cận...
Cũng theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, ở nhiều vùng của nước ta, hiện các địa phương chưa liên kết tốt dẫn tới hệ quả là các tỉnh, thành phải cạnh tranh với nhau, nhưng là cạnh tranh "xuống đáy"...
Đây là tình trạng diễn ra ở khung ít vùng, miền của Việt Nam.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, dù có lợi thế để phát triển bền vững, nhưng việc tìm ra cơ chế, giải pháp liên kết các địa phương trong khu vực theo xu hướng kinh tế xanh, công nghệ số là vấn đề không đơn giản.
Tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam (Vietnam Connect Forum) năm 2023 do Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Nam và UBND TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức, các chuyên gia, nhà quản lý đã nêu nhiều giải pháp để đưa khu vực này phát triển bền vững, trở thành vùng trọng điểm kinh tế của cả nước.
Theo Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn, mọi giải pháp từ chuyển đổi số, tăng trưởng xanh đều cần hướng tới các trọng tâm phát triển. Đó là gắn với tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Định hướng phát triển bền vững, không đánh đổi kinh tế lấy xã hội, môi trường. Đồng thời gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và thích nghi với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồng Sơn cho rằng liên kết phát triển vùng là chủ đề đã được thảo luận nhiều nhưng trên thực tế không có nhiều tiến triển, mà nguyên nhân từ cơ chế, chính sách cũng có, từ nhận thức lãnh đạo cũng có. Để phát triển vùng, trước hết cần có sự thống nhất về nhận thức giữa các lãnh đạo địa phương: “Trong anh có tôi, trong tôi có anh, chúng ta là một thể thống nhất…”.
Hiện nay vướng về cơ chế là chưa hình thành được cơ quan hành chính cấp vùng; 63 tỉnh/thành ở ta được ví như 63 nền kinh tế, cái gì cũng có. Hệ quả của tình trạng cục bộ là cạnh tranh xuống đáy giữa các tỉnh, nền kinh tế không giải quyết được các vấn đề chung như môi trưởng, sử dụng hiệu quả tài nguyên…
Liên kết phát triển vùng sẽ mở ra không gian phát triển mới, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của từng địa phương và cả vùng, giải quyết những vấn đề chung (môi trường, biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên…).
Còn theo bà Stefanie Stallmeister, Giám đốc Danh mục dự án của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, miền Trung đang đối mặt với hai thách thức hàng đầu trong tăng trưởng xanh. Cụ thể ở khía cạnh thích ứng, bà Stefanie Stallmeister cho rằng, miền Trung đang đối diện với biến đổi khí hậu tương đối lớn và ngày càng tăng.
Thách thức thứ hai nằm ở khía cạnh khử carbon. Bà Stefanie Stallmeister cho biết, đã đến lúc miền Trung phải xem xét nền nông nghiệp phát thải thấp thế nào để xuất khẩu nông nghiệp duy trì tính cạnh tranh trên toàn cầu.
Vì vậy, đã đến lúc khu vực miền Trung phải xem xét nền nông nghiệp phát thải thấp carbon; ngành du lịch phải tiếp cận với năng lượng tái tạo và quản lý chất thải rắn bền vững để bạn có thể tiếp tục thu hút khách du lịch có ý thức bảo vệ môi trường; ngành sản xuất cũng phải sử dụng năng lượng mặt trời, điện gió…
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận