Vĩ mô tích cực: Nền tảng để thị trường hồi phục
Khác với nhịp giảm đầu tháng 3, tình hình vĩ mô hiện tại có nhiều chuyển biến tốt. Đây chính là nền tảng để dòng tiền vào, kéo thị trường phục hồi
Cán cân thương mại duy trì tích cực
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giá trị xuất nhập khẩu tháng 4/2020 giảm mạnh, xuất khẩu đạt 17,58 tỷ USD, giảm 27,1%, nhập khẩu đạt 18,52 tỷ USD, giảm 16,4%.
Tháng 4 là tháng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đối với nền kinh tế Việt Nam khi dịch bệnh bùng phát mạnh trên thế giới, dẫn đến Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm mạnh, Xuất khẩu giảm 27,1% so với T4/2019 còn 17,58 tỷ USD, nhạp khẩu giảm 16,4% còn 18,52 tỷ USD. Tuy nhiên khi tình hình dịch trong nước dần được kiểm soát, Các nước bắt đầu mở cửa nền kinh tế tình hình kinh tế nước ta bắt đầu hồi phục trở lại và trở thành một trong những điểm sáng trên thế giới.
Tính đến hết T7/2020 tình hình xuất khẩu tiếp tục duy trì đà phục hồi tích cực với mức tăng của T5 và T6 lần lượt 9,1% MoM và 17,6% MoM và tăng nhẹ 1,9% trong tháng 7.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu trở lại tăng trưởng dương 0,2% YoY, đạt 145,8 tỷ USD.
⦁ Xuất khẩu vào thị trường Mỹ khởi sắc, đạt 37,9 tỷ USD (+15% YoY), sau khi ghi nhận mức tăng trưởng 10,3% YoY trong 6 tháng 2020. Bên cạnh đó kim ngạch Xuất khẩu vào Trung Quốc cũng tích cực khi tăng 18,4% YoY.
⦁ Xuất khẩu sang Asean suy giảm 15,4% YoY trong 7 tháng đầu năm, trong đó nhu cầu các thị trường Châu Á chủ chốt như Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục giảm 5% YoY và 0,4% YoY.
Với mặt hàng điện tử và máy móc tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao ở mức 24,3% YoY và 27,1% YoY, Cán cân thương mại 7T2020 của Việt Nam tiếp tục xuất siêu tăng 280% YoY và xác lập mức kỷ lục mới 6,5 tỷ USD 7T2020.
Với hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8 và các nước bắt đầu tái mở cửa hoạt động, cán thương mại Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục duy trì lành mạnh trong những tháng cuối năm.
Thu hút FDI khả quan nhờ làn sóng dịch chuyển sản xuất.
Dịch Covid-19 đã để lộ ra điểm yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi quá phụ thuộc vào Trung Quốc, nhận ra điều này làn sóng tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu với xu hướng dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc. Nhiều tập đoàn đa quốc gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ đã xác nhận chuyển việc sản xuất sang Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, thiết bị điện tử...
FDI mới trong 7T2020 duy trì ổn định so với tháng trước với 1,03 tỷ USD, +19,2% YoY, trong khi FDI bổ sung đạt 992 triệu USD, +102% YoY.
Tập trung đẩy mạnh đầu tư công
Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN trong tháng 7 và 7T2020 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, khi các dự án, công trình đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trong 7T2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN đạt 203 nghìn tỷ (+27,2% YoY)
Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước tháng 7/2020 ước đạt 45,7 nghìn tỷ đồng, tăng 51,8% YoY. Trong đó riêng vốn giải ngân của bộ Giao thông vận tải 7T2020 ước đạt 16,6 nghìn tỷ đồng (+23,9% MoM) và tổng vốn giải ngân cả năm 2020 ước đạt 40.000 tỷ.
Chính phủ đang tăng tốc các nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án hạ tầng như dự án Sân Bay Long Thành, Cao tốc Bắc Nam..., nhằm kích thích nền kinh tế vốn đang suy yếu do Covid-19
Tỷ giá duy trì ổn định
Tỷ giá VND/USD hầu không thay đổi so với mức đầu năm và được kỳ vọng duy trì ổn định tương đối nhờ vào:
⦁ Cán cân thương mại cao kỷ lục trong 7 tháng đầu năm
⦁ Dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tích cực với làn sóng dịch chuyển sản xuát
⦁ Cơ chế điều tiết cung cầu ngoại tệ linh hoạt của NHNN Việt Nam giúp tỷ giá ôn định
⦁ Đồng USD dự báo sẽ tiếp tục yếu đi do các gói kích thích kinh tế quy mô lớn
Với việc điều hành tỷ giá tiếp tục ổn định sẽ tác động tích cực đến nợ nước ngoài của Việt Nam nói chung và nợ công nói riêng. Bởi nếu tỷ giá chỉ cần tăng thêm 3-4% thôi, mỗi năm số nợ của nước ta tính ra nội tệ tăng thêm hàng chục nghìn tỷ đồng. Thêm nữa, việc tỷ giá duy trì ổn định sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam.
Lời kết:
Bối cảnh vĩ mô hiện tại rất khác so với bối cảnh vĩ mô đầu tháng 3. Và vô cùng khác so với bối cảnh vĩ mô trong đợt khủng hoảng trược. Cán cân xuất nhập khẩu THẶNG DƯ, FDI vẫn thu hút tốt VÀ đặc biệt Tỷ giá được duy trì ổn định sẽ là cơ sở cho thị trường phục hồi bền vững.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận