Vĩ mô ảm đạm – Động lực nào cho Việt Nam tăng trưởng kinh tế?
Sáng thứ 4 tuần trước, Tổng cục Thống kê có tổ chức buổi công bố số liệu kinh tế - vĩ mô Q1 này.
Đáng chú ý nhất chính là mức tăng GDP chỉ 3.32% svck.
Có hai cái “thấp” từ con số này.
📌Đây là quý I tăng trưởng thấp nhất từ 2011 trở lại đây.
📌Và nó cũng thấp hơn con số gần 6% mà Chính phủ kỳ vọng trong Nghị quyết 01 hồi đầu năm.
Vốn là nước có độ mở kinh tế cao, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu tầm 200% GDP, thành ra kinh tế Việt Nam mình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tình trạng trì trệ của các nền kinh tế lớn khác.
Thập kỷ tăng trưởng thấp nhất trong ba thập kỷ trở lại đây là những điều World Bank vừa cảnh báo triển vọng kinh tế toàn cầu.
Khu vực EU và Hoa Kỳ năm nay IMF dự báo kinh tế tăng khoảng 1% khiêm tốn, chưa kể Anh quốc có mức tăng trưởng âm. Thành ra khu vực Đông Nam Á chúng ta cũng vạ lây.
Câu hỏi đặt ra lúc này nền kinh tế lấy động lực nào để tăng trưởng: “cỗ xe tam mã” bấy lâu nay, gồm tiêu dùng - xuất khẩu –– đầu tư, giờ ra sao?
📌 Thứ nhất, tiêu dùng Q1 qua chưa hẳn đã xấu mà vẫn tăng được gần 14% song sức tiêu dùng những quý tới liệu có duy trì được như vậy hay không vẫn còn bỏ ngỏ, đặc biệt thu nhập người dân ít nhiều chịu ảnh hưởng từ tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.
📌Thứ hai, xuất khẩu Q1 rồi sụt giảm gần 12%. Có ý kiến cho rằng các mặt hàng nông lâm thủy sản sẽ thành trụ đỡ, điển hình như gạo xuất được gần 1 tỷ đô và đạt mức cao nhất 10 năm qua.
Song từ lâu các mặt hàng như vậy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với điện thoại, điện tử hay dệt may, da giầy mà thôi. Thành ra kỳ vọng như vậy có phần phiêu lưu quá.
📌Thứ ba, quan trọng nhất, hoạt động đầu tư mới chính là điểm trọng yếu. Đặc biệt là đầu tư công. 700 ngàn tỷ đồng là con số cho đầu tư công mà Quốc hội thông qua, trong đó Bộ giao thông vận tải lo “không tiêu hết” hơn 90 ngàn tỷ - mốc gấp gần 2 lần so với 2022.
Kinh tế nước nhà hoàn toàn có thể qua được “cơn gió ngược” dữ dội bên trong lẫn bên ngoài nhờ câu chuyện này.
Bác Thủ tướng Chính không chỉ nói suông mà hành động rất cụ thể: Công điện 1076 đôn đúc tiến độ giải ngân cho những cuối 2022 và đầu 2023, Hội nghị hồi giữa tháng 2 kèm yêu cầu giải ngân tối thiểu 675 ngàn tỷ, Quyết định 235 giữa tháng 3 thành lập 5 tổ công tác gỡ khó, tăng tốc giải ngân và gần nhất là Chỉ thị 08 cuối tháng 3 kèm nhiệm vụ, giải pháp đến từng bộ ban ngành.
Như vậy, vĩ mô nhiều khó khăn thì ai đầu tư chứng khoán có lẽ vẫn sẽ có một năm gập gềnh. Cá nhân mình là một người theo lối tăng trưởng thành ra lựa cổ phiếu của các doanh nghiệp tăng trưởng năm nay cần chọn lọc cao hơn.
Anh em có thể tham khảo một số nhóm ngành hưởng lợi từ câu chuyện đầu tư công trên đây.
Kèm một lưu ý (!): đây chỉ là danh mục tham khảo, tiền trong tay anh em và chúng ta đều trưởng thành để chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.
Quan điểm của anh em về sự việc này thế nào? Để lại ý kiến để mọi người cùng thảo luận nha.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận