menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Adsplus.vn

Ví dụ về chiến lược marketing thất bại của các thương hiệu

Marketing là một hoạt động quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số và nhận thức thương hiệu. Tuy nhiên, không phải tất cả các chiến dịch marketing đều thành công. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của một chiến dịch marketing. Từ những sai lầm nhỏ đến những sai lầm nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các ví dụ marketing thất bại và tác động của nó đến với thương hiệu.

United Airlines

Trong năm 2017, United Airlines đã phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông lớn. Một đoạn video ghi lại cảnh một hành khách bị buộc rời khỏi chuyến bay đã lan truyền rộng rãi. Nó gây ra sự phẫn nộ và tạo thành một cuộc khủng hoảng toàn diện.

Bài học rút ra từ sự cố này là tầm quan trọng của phản ứng tức thời, đồng cảm và minh bạch với công chúng. Người tiêu dùng chỉ trích phản ứng ban đầu của United là thiếu sự đồng cảm và hiểu biết về tình hình.

H&M

Trong năm 2018, H&M, một nhãn hiệu bán lẻ quần áo, đã phát hành một chiến dịch quảng cáo bị xem là không đúng. Hình ảnh một cậu bé người Mỹ gốc Phi mặc chiếc áo hoodie với dòng chữ “Coolest Monkey in the Jungle”. Dòng chữ này đã gây ra sự phản đối gay gắt về vấn đề chủng tộc. Nó dẫn đến sự chỉ trích và kêu gọi tẩy chay từ phía người tiêu dùng.

H&M đã nhanh chóng gỡ bỏ quảng cáo và đưa ra lời xin lỗi. Họ cũng cam kết sẽ xem xét lại các chiến dịch marketing của mình. Điều này để ngăn chặn những sự cố tương tự trong tương lai. Mặc dù phản hồi ban đầu từ công chúng có vẻ tích cực. Tuy nhiên sự thất bại của chiến lược marketing này đã ảnh hưởng không nhỏ về danh tiếng của thương hiệu. H&M cần một khoảng thời gian để tạo dựng lại niềm tin với khách hàng.

Pepsi

Vào năm 2017, một chiến dịch quảng cáo của Pepsi có sự tham gia của Kendall Jenner đã bị chỉ trích. Bởi vì quảng cáo làm giảm giá trị của phong trào Black Lives Matter. Quảng cáo này cho thấy Jenner đưa một lon Pepsi cho một cảnh sát trong một cuộc biểu tình. Hình ảnh này tạo ra ấn tượng rằng cảnh sát có thể giải quyết mọi căng thẳng bằng cách uống một lon nước ngọt. Quảng cáo này đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ ngay từ khi ra mắt. Vì thông điệp không phù hợp với tình huống thực tế. Đây có thể là một trong những thất bại trong chiến lược marketing của Pepsi.

Pepsi đã nhanh chóng gỡ bỏ quảng cáo và đưa ra lời xin lỗi, thừa nhận rằng họ đã bỏ lỡ cơ hội. Tuy nhiên, quảng cáo này đã được coi là một ví dụ điển hình về việc không nên lợi dụng các vấn đề xã hội để quảng cáo.

Dove

Vào năm 2017, Dove đã phải đối mặt với sự chỉ trích vì một quảng cáo trên Facebook. Quảng cáo này cho thấy một người phụ nữ da đen biến thành người phụ nữ da trắng sau khi sử dụng sữa dưỡng thể Dove. Mọi người chỉ trích quảng cáo này là thiếu nhạy cảm về vấn đề chủng tộc.

Dove đã ngay lập tức gỡ quảng cáo xuống và đưa ra lời xin lỗi. Họ thừa nhận rằng họ đã bỏ lỡ mục tiêu trong việc đại diện cho phụ nữ da màu một cách chu đáo.

Boeing

Vào năm 2019, Boeing đối mặt với một cuộc khủng hoảng sau hai vụ tai nạn chết người liên quan đến máy bay 737 Max của họ. Cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng trên các mạng xã hội. Các hashtag như #Boeing737Max và #BoycottBoeing trở thành xu hướng.

Phản ứng của Boeing khi bị chỉ trích là chậm trễ và thiếu thông cảm đối với người tiêu dùng. Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến các cuộc điều tra của quốc hội. Boeing đã nỗ lực xây dựng lại niềm tin thông qua việc minh bạch và cập nhật nhất quán về những cải tiến đối với máy bay của họ.

KFC

Năm 2018, chuỗi cửa hàng ăn uống nổi tiếng KFC hết gà vì giao hàng gián đoạn. Điều này dẫn đến việc làm của các cửa hàng phải đóng cửa tạm thời. Người tiêu dùng phản ánh trực tuyến về việc bỏ lỡ món ăn yêu thích của họ.

Để phản hồi, KFC đã chia sẻ một quảng cáo về cách chơi thông minh về tên của họ – FCK. Nó cung cấp lời giải thích minh bạch và xác thực về tình hình. Thương hiệu này đã hướng dẫn người tiêu dùng đến một trang web hiển thị những cửa hàng đã mở và có hàng. Họ cũng chia sẻ bài đăng trên các kênh truyền thông xã hội.

Blizzard Entertainment

Blizzard, một công ty game nổi tiếng, đã gây tranh cãi khi cấm một tuyển thủ esports chuyên nghiệp vào năm 2019. Tuyển thủ này đã ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Hành động này đã khiến người ta kêu gọi tẩy chay công ty và sử dụng hashtag #BoycottBlizzard.

Sau đó, Blizzard đã giảm lệnh cấm và trả lại tiền thưởng cho người chơi. Tuy nhiên họ không hoàn toàn rút lại quyết định. Mặc dù điều này làm giảm bớt phản ứng dữ dội, nhưng cũng đặt ra câu hỏi về lập trường đạo đức của công ty.

Starbucks

Năm 2018, cảnh sát đã bắt giữ hai người đàn ông da đen tại quán Starbucks ở Philadelphia khi họ chỉ đơn giản đang đợi một người bạn. Sự việc được ghi lại trên video và gây ra nhiều tranh cãi về phân biệt chủng tộc trên mạng xã hội.

Trong lúc đó, Starbucks đã nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi công khai. Họ thông báo sẽ tổ chức đào tạo về thành kiến chủng tộc cho tất cả nhân viên của mình. Giám đốc điều hành cũng đã gặp gỡ hai người đàn ông này để xin lỗi cá nhân. Chiến lược quản lý khủng hoảng nhanh chóng và toàn diện của Starbucks đã giúp giảm thiểu một số thiệt hại.

Snapchat

Vào năm 2018, Snapchat đã phát hành một quảng cáo gây tranh cãi. Quảng cáo với sự tham gia của Rihanna và Chris Brown. Nội dung của nó dường như coi nhẹ vấn đề bạo lực gia đình. Quảng cáo này đã gây ra phản ứng dữ dội ngay lập tức. Lý do vì sự thiếu nhạy cảm đối với một vấn đề nghiêm trọng.

Để giải quyết vấn đề, Snapchat đã xóa quảng cáo khỏi nền tảng truyền thông và xin lỗi. Họ tuyên bố rằng quảng cáo lẽ ra không bao giờ được phát hành. Tuy nhiên, sự việc vẫn gây ra báo chí tiêu cực và cổ phiếu của công ty giảm giá trong thời gian ngắn. Sự cố này tạm thời ảnh hưởng đến giá trị thị trường của Snapchat.

Adsplus

Với Đội Ngũ Chuyên Gia lâu năm tại Adsplus sẽ giúp tăng hiệu quả quảng cáo, thúc đẩy ra đơn hàng, sử dụng hệ thống báo cáo minh bạch 24/7. Adsplus™ đã liên tiếp đạt các giải thưởng về tối ưu quảng cáo và mobile 2017, 2018.

  • Cung Cấp Giải Pháp Digital Marketing Tổng Thể Quảng Cáo Google, Facebook, Youtube, Website tại adsplus.vn
  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại