menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hiểu Minh

VFS đưa ra 6 chủ đề đầu tư tiềm năng trong năm 2022

Chứng khoán Nhất Việt (VFS) mới đây đã có báo cáo đánh giá về TTCK Việt Nam trong năm 2022.

CÁC CHỦ ĐỀ ĐẦU TƯ TIỀM NĂNG TRONG NĂM 2022

1. Xu hướng phục hồi sản xuất và tiêu dùng

Phục hồi sản xuất trong điều kiện bình thường mới

Chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam đã tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong quý 4 năm 2021. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng giúp sản lượng ngành sản xuất tiếp tục tăng do nhu cầu khách hàng cải thiện từ khi các lệnh hạn chế liên quan tới Covid-19 được nới lỏng vào đầu tháng 10 là động lực tăng số lượng đơn đặt hàng mới. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng, và tốc độ tăng nhanh hơn thành mức cao của 8 tháng. Hoạt động mua hàng giảm mạnh và nhanh trong tháng 12 khi các công ty đã tăng mua hàng hóa đầu vào để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng và bổ sung hàng dự trữ.

VFS đưa ra 6 chủ đề đầu tư tiềm năng trong năm 2022

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ có sự phục hồi từ mức đáy 279.8 nghìn tỷ đồng trong tháng 8 lên 397,1 nghìn tỷ đồng trong tháng 11, tăng 6.2% MoM và giảm 12.2% YoY. Luỹ kế 11T2021, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.128 nghìn tỷ đồng, giảm 8.7% YoY. Mức bán lẻ hàng hoá đạt 3.430,6 nghìn tỷ đồng – giảm 4.3% YoY trong đó các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ các mặt hàng không thiết yếu bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi nhu cầu chi tiêu giảm và phải hạn chế bán hàng trực tiếp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phân phối và kinh doanh hàng điện tử ít bị ảnh hưởng hơn khi nhu cầu làm việc và xu hướng mua sắm online gia tăng. Việc nền kinh tế mở cửa trở lại sẽ giúp nhu cầu tiêu dùng tăng lên nhờ tác động dồn nén của nhu cầu trong giai đoạn giãn cách xã hội và sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam.

VFS đưa ra 6 chủ đề đầu tư tiềm năng trong năm 2022

Theo đó ngành bán lẻ có xu hướng hồi phục nhờ 1) kỳ vọng Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng vào năm 2022 sẽ không xảy ra các đợt giãn cách xã hội trên diện rộng, vốn gây tổn hại các công ty bán lẻ và nhà phân phối trong Q3/21 vừa qua và 2) nhu cầu tiêu dùng tăng lên khi người lao động đã bắt đầu quay trở lại các doanh nghiệp làm việc tạo ra thu nhập

2. Đẩy mạnh đầu tư công tạo 'cú hích' cho phục hồi kinh tế

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư năm 2021 của cả nước ước đạt khoảng 85% kế hoạch, tương đương với trên 2.233,7 nghìn tỷ đồng đã được giải ngân, thấp hơn so năm 2020 (92%). Nguyên nhân việc giải ngân vốn đầu tư công chậm là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến khâu thực thi gặp nhiều khó khăn, cùng với đó là giá nguyên, vật liệu xây dựng nhất là sắt, thép… tăng cao và kéo dài (lên đến 30 – 40%) đã làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến tiến độ các dự án.

VFS đưa ra 6 chủ đề đầu tư tiềm năng trong năm 2022

Do đó, để thúc đẩy giải ngân vốn ngân sách, Quyết định số 1962/QĐ-TTg được ban hành để thành lập 6 tổ công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ và một số bộ trưởng làm tổ trưởng giải quyết vướng mắc trong khâu thực thi giải ngân vốn ở các bộ ngành và địa phương. Đồng thời, công tác cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án cũng tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo Nghị quyết số 60/NQ-CP và Nghị quyết số 133/NQ-CP của Chính phủ để góp phần giảm thiểu chi phí thực hiện dự án.

Nhờ đó, dự phóng đầu tư công thực hiện năm 2022 có thể đạt khoảng 2.684 nghìn tỷ đồng (đạt 90% kế hoạch được giao) và hướng đến đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm đã bắt đầu triển khai bao gồm 6 dự án đường bộ và 2 dự án đường thủy. Cụ thể:.

VFS đưa ra 6 chủ đề đầu tư tiềm năng trong năm 2022

Về dài hạn, Chủ tịch Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm 2021-2025 đạt 2.870.000 tỷ đồng, tương ứng với khoảng 32-34% GDP, tỷ trọng vốn đầu tư công bình quân 5 năm khoảng 16-17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Kế hoạch này của Chính phủ tập trung hướng đến:

• Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

• Tiếp tục chú trọng thực hiện 3 dự án quan trọng quốc gia bao gồm: Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông (giai đoạn 1) và Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Với định hướng đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ trong công cuộc phục hồi và phát triển nền kinh tế, chúng tôi đưa ra kỳ vọng tích cực đối với doanh nghiệp xây dựng, xây lắp, hạ tầng đang niêm yết nhờ việc hưởng lợi trong làn sóng đầu tư công của Chính phủ.

3. Xu hướng hội nhập Quốc tế

Về xuất nhập khẩu, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề chưa từng có của đại dịch COVID-19, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ USD, dự báo năm 2021 sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Trong đó, có phần đóng góp quan trọng của thương mại với các thị trường hiệp định thương mại tự do (FTA) mới ký kết: 15 FTA được thực thi cho phép hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi khi tiếp cận thị trường ở trên 50 quốc gia, bao gồm hầu hết các đối tác thương mại lớn nhất, chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.

VFS đưa ra 6 chủ đề đầu tư tiềm năng trong năm 2022

Như vậy, có thể thấy việc hội nhập quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp đang dần làm quen với các hiệp định thế hệ mới như EVFTA, UKFTA. Từ ngày 1/1/2022, hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực. Điều này mở ra khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới (xét về quy mô dân số) với 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu. RCEP đi vào thực thi đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

4. Xu hướng thay đổi thói quen từ tiêu dùng trực tiếp sang tiêu dùng Online

Tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ mua hàng online ngày càng gia tăng và dần trở thành xu hướng. Theo báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á do Google, Temasek và Bain & Company nghiên cứu và công bố đầu năm 2021, trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, người dùng bắt đầu tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đột ngột phát sinh thông qua mạng Internet. Người dùng mới tại Việt Nam chiếm đến 41%, là nước có tỷ lệ người dùng Internet mới cao nhất trong khu vực. Việt Nam được kỳ vọng là thị trường có tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử (eCommerce GMV) ước đạt con số 56 tỷ USD vào năm 2026, tăng 4,5 lần so với giá trị ước tính của năm 2021.

VFS đưa ra 6 chủ đề đầu tư tiềm năng trong năm 2022

Dịch Covid 19 không chỉ là cơ hội cho thương mại điện tử phát triển, mà nó chính là cú hích đã thay đổi hành vi người tiêu dùng. Xu hướng này sẽ tiếp diễn và tiếp tục trong tương lai. Một số ngành sẽ được hưởng lợi nhờ xu hướng này: bán lẻ, CNTT, logistic.

5. Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo

Trong hội nghị Cop 26 diễn ra tại Anh, lần đầu tiên thế giới đưa ra được lộ trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, vấn đề chuyển đổi sang năng lượng sạch và nhanh chóng chấm dứt sử dụng than. Các nguồn tài chính quốc tế cho phát triển điện than sẽ sớm chấm dứt và chuyển sang tập trung hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, duy trì và phát triển rừng, bảo vệ các hệ sinh thái. Đã có 40 quốc gia, bao gồm Việt Nam, cam kết loại bỏ điện than - chiếm khoảng 37% tổng điện năng trên thế giới trong năm 2019 - và là nhiên liệu đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu. Trong đó, Việt Nam cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Việt Nam được dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng cao (8%-9%/năm) nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong tương lai trong khi nguồn điện đến từ than đá cần được giảm tải.

VFS đưa ra 6 chủ đề đầu tư tiềm năng trong năm 2022

6. Sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam tiếp tục đón đầu làn sóng FDI

Tính đến hết năm 2021 ước tính lượng vốn FDI vào Việt Nam lên đến 31,15 tỷ USD tăng 9,2% so với cùng kỳ 2020 bất chấp các diễn biến tiêu cực của đại dịch. Vốn thực hiện giảm 1,2% so với cùng kỳ và đạt 19,74 tỷ USD tuy nhiên nếu so với các diễn biến phức tạp của dịch đã giới hạn khả năng thi công dự án thì đây là mức giảm không quá cao. Thể hiện Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút vốn FDI tiềm năng. Ngoài ra, số dự án cấp mới giảm 31,1% so với cùng kỳ nhưng lại tăng 4,1% vốn đăng ký, điều này cho thấy các dự án mới ở Việt Nam thu hẹp về số lượng nhưng các dự án mới đều là các dự án lớn về nguồn vốn đầu tư cũng như chất lượng dự án cao hơn.

Chúng tôi dự báo Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư nhờ vào (1) môi trường đầu tư thân thiện với vốn ngoại; (2) chi phí nhân lực ở mức hấp dẫn; (3) Yếu tố địa lý phù hợp với việc xuất nhập khẩu hàng hóa, với đường bờ biển dài là cửa ngõ của Đông Nam Á cũng như trấn giữ biển Đông, đặc biệt với đường biên giới sát với Trung Quốc

VFS đưa ra 6 chủ đề đầu tư tiềm năng trong năm 2022

Xu hướng này sẽ tiếp diễn và tiếp tục trong tương lai. Một số ngành sẽ được hưởng lợi nhờ xu hướng này: BĐS KCN, logistic.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả