Vay tiền thấy lòng người, trả tiền thấy nhân phẩm
Có những điều phải khác cốt ghi tâm mà bạn nên nhớ trong việc cho vay hoặc vay tiền của người khác, hãy nhớ là chúng ta phải hiểu những quy tắc này thì mới có thể tế nhị trong cách ứng sử trong việc cho vay mượn tiền.
1. Cuộc đời một con người, thế nào cũng có lúc cần dùng tiền gấp, người có thể sẵn lòng cho bạn vay tiền vô điều kiện vào lúc ấy, mới là quý nhân trong đời bạn.
2. Hãy nhớ cho kỹ, chớ có làm tổn thương người đã giúp đỡ bạn khi bạn thiếu tiền! Vay tiền, mùi vị đó thực sự rất đau... Thứ cho vay không lãi không chỉ là tiền, mà còn là sự tin tưởng, sự động viên...
3. Bây giờ con người ta đều sợ: Đứng cho vay tiền, quỳ xuống đòi nợ. Tiền, lúc cho vay là tình cảm, khi thu lại là kẻ thù!
4. Thời đại này, khi túng thiếu, khó nhất là gì? Vay tiền khó nhất! Người bằng lòng cho bạn vay tiền, nhất định là quý nhân của bạn; thời nay, quý nhân như vậy không nhiều, gặp được rồi, nhất định phải trân trọng cả đời.
5. Không phải cả đời không tiêu hết tiền, người giúp bạn, mục đích chỉ có một, đó là mong bạn có thể sống tốt hơn. Hãy trân trọng những người chịu cho bạn vay tiền, bất kể đó là người thân, người thương, tri kỷ, hay bạn bè, bởi vì với ai cũng thế thôi, tiền bao giờ cũng không đủ tiêu...
6. Người chịu cho bạn vay tiền, không phải vì họ có nhiều tiền, cũng không phải vì họ ngu, mà bởi vì giây phút họ cảm thấy bạn quan trọng hơn tiền...Bạn bè không cần nhiều, quý ở chỗ cùng đi qua mưa gió. Tình nghĩa không nói đến thời gian quen biết bao lâu, trọng ở chỗ có nhờ ắt giúp.Cái gọi là chân tình: Chỉ cần bạn cần, chỉ cần tôi có; Chỉ cần bạn nhờ, chỉ cần tôi làm được. Cái gọi là trọng nghĩa: Không phải là hoa ngôn xảo ngữ khi đắc ý; Mà là bàn tay kéo bạn lúc quan trọng.
7. Đừng khoe khoang tiền của bạn. Chết rồi nó cũng chỉ là giấy vụn. Đừng khoe khoang nhà cửa. Bạn đi rồi, đó sẽ là nhà của người khác. Đừng khoe khoang xe;bạn đi rồi, chìa khóa xe cũng nằm trong tay người khác!
8. Tiền kiếm không bao giờ là đủ; nhưng sinh mệnh lại có hạn. Liều mạng có thể kiếm được tiền, nhưng liều tiền lại không thể kiếm được mạng. Sai lầm lớn nhất đời người, là dùng sức khỏe để đổi lấy vật ngoài thân.
9. Cuộc đời một con người: Có người chịu tiêu tiền vì bạn, đó là hạnh phúc, nhất định cần biết đủ!
10. Có người bằng lòng cho bạn vay tiền, đó là giúp đỡ, nhất định phải nhớ kỹ! Tiền tự mình kiếm được, đó là khổ cực, nhất định phải biết hài lòng!
Nếu vay tiền là phép thử lòng người, thì trả tiền là thước đo giá trị đạo đức của một người. Thế mới nói, cho vay tiền, là cho vay một mối quan hệ. Không lấy lại được tiền, tức là bạn cũng mất luôn một mối quan hệ.
Điều này liên quan trực tiếp đến tính chính trực, đạo đức của một người trong ứng xử với những người xung quanh. Việc sòng phẳng vay – trả cho thấy phẩm chất không lợi dụng, không quên ơn những người đã từng giúp đỡ mình khi rơi vào những tình huống khó khăn.
Tiền có vay có trả, tình có cho, có nhận, chính là một quy luật sống trên đời. Nếu một người sòng phẳng trả – vay, tức là họ không đánh mất lương tâm của chính mình, có thể giữ được uy tín của bản thân và luôn giữ mối quan hệ lành mạnh.
Ngược lại, kẻ có vay mà không có trả, chẳng khác nào lấy oán trả ơn, khiến mối quan hệ tan vỡ, giá trị đạo đức cũng chỉ còn là con số 0 tròn trĩnh.
Người Trung Quốc đến nay vẫn lưu truyền câu chuyện giữ uy tín khi đi vay tiền của ông Hoàng Sở Cửu, một lang y nổi tiếng thời nhà Thanh. Vị lang y thủa cơ hàn tuy có tay nghề nhưng không có tiền mở tiệm thuốc lớn tại Thượng Hải.
Ông Hoàng bắt đầu từ việc vay một khoản tiền nho nhỏ của một người quen giàu có. Ông vay tiền rồi cất đó, đến kỳ hạn vẫn trả lãi đầy đủ. Nhiều người thắc mắc, tại sao ông không vay một khoản tiền lớn, đủ để mở tiệm? Câu trả lời là: Ông biết nếu vay nhiều, vay lớn, người ta sẽ không thể nào tin tưởng cho ông vay.
Chỉ bằng cách tạo uy tín, ông mới có thể chiếm được lòng tin của họ. Thế là, ông đều đặn trả lãi cho khoản vay, sau đó, dần dà mới can đảm vay số tiền lớn. Có tiền, ông mở tiệm thuốc và làm ăn phát đạt, không bao lâu đã trả đủ cả gốc lẫn lãi cho người họ hàng. Nhiều năm sau, ông trở thành một trong những người giàu nhất nhì Thượng Hải.
Bài học mà Hoàng Sở Cửu đưa ra chính là: “Ở đời, muốn có được sự giúp đỡ, bản thân phải có uy tín, tạo được lòng tin cho người khác. Đã vay là trả, đã hứa là phải làm”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận