Vay nợ hàng chục ngàn đô la Mỹ rồi để làm thuê cho người khác
Bỏ việc đang làm, mua ôtô trả góp để chạy xe công nghệ, nhiều người phải làm liên tục từ sáng sớm đến khuya cũng chỉ kiếm được 450 nghìn đồng/ ngày. Có lẽ đến hơn 95% tài xế (taxi công nghệ) ngoài kia đang vay mượn hàng chục ngàn đô la mua xe, để rồi sau đó làm thuê cho doanh nghiệp taxi công nghệ nước ngoài.
Hàng chục ngàn đô la Mỹ là số tiền lớn đối với rất nhiều người ngay ở những quốc gia phát triển. Mang nợ, nhưng tình cảnh thu nhập cũng chẳng khá hơn là bao nhiêu, so với nhiều công việc lao động khác.
Thâm dụng tư bản nhưng không tạo ra của cải, thì luôn là cách đầu tư sai lầm. Đó là lãng phí xã hội.
Lẽ ra, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp cũng như chính sách nhà nước (nếu có) phải ưu tiên hỗ trợ những vấn đề khởi nghiệp vì sinh kế, vì đó mới là nhu cầu và vấn đề xã hội của một đất nước đang phát triển như hiện là. Doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ (Start Up) cái họ cần không phải là sự hỗ trợ vụn vặt theo trend nặng tính truyên truyền kiểu nhà nước và đánh bóng tên tuổi của những nhà tài trợ, mà là một thể chế kinh tế thị trường hậu thuẫn cho sáng tạo thăng hoa.
Những cử nhân, thạc sĩ chạy xe ôm công nghệ trong một nền kinh tế tự hào là tăng trưởng nhanh là nghịch lý xã hội không thể biện minh. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục là điểm đến của các nhân sự cấp trung và cả cấp cao từ các nước "chủ nợ" và là nơi xuất phát của lao động xuất khẩu "giá bèo".
Nhưng không chỉ là tài xế taxi công nghệ, để được đi xuất khầu lao động cũng phải mất số tiền không nhỏ.
Lao động xuất khẩu phản ảnh trình độ, vị trí và uy tín của quốc gia trên thế giới. Hầu hết các nước xuất khẩu nhiều lao động giản đơn đều là những nước nghèo, và do vậy, hình ảnh của những nước này không mấy sáng sủa. Có kế hoạch chấm dứt tình trạng này trong thời gian càng ngắn càng tốt là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước qua việc nâng cao chất và lượng công ăn việc làm và thu nhập trong nước; nếu không, nghịch lý sẽ là Việt Nam xuất khẩu lao động giản đơn trong khi lại “nhập khẩu” lao động chuyên gia từ các nước phát triển do nguồn cung lao động trình độ cao khan hiếm.
Thể chế kinh tế nào thì thành công của một cá nhân hay doanh nghiệp sẽ như thế. Tức, một cá nhân hay doanh nghiệp có nỗ lực đến mấy mà thể chế không hậu thuẫn, thì cũng không thể vươn cao bay xa một cách đàng hoàng được.
Thể chế là cơ hội, thể chế là vấn đề; thể chế là động lực, thể chế là trở lực.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận