VARS kiến nghị 5 đề xuất gỡ khó cho sàn môi giới bất động sản
Với 80% sàn giao dịch BĐS không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp; 28% số sàn đã không còn quỹ lương để trả cho người lao động… VARS mới đây đã đưa 5 đề xuất tháo gỡ khó khăn cho các sàn môi giới BĐS.
SÀN GIAO DỊCH THIỆT HẠI NẶNG NỀ BỞI COVID-19
Kể từ đầu năm 2020 đến nay, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nhiều tỉnh thành trên cả nước liên tục phải thực hiện giãn cách xã hội, đặc biệt là tại các đô thị lớn, như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Hải phòng, Quảng Ninh... Nhiều công trình xây dựng phải dừng hoặc giãn tiến độ xây dựng. Người dân giảm thu nhập hoặc có tâm lý chờ đợi đã ảnh hưởng mạnh tới thị trường bất động sản nói chung và lĩnh vực môi giới bất động sản nói riêng.
Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) khảo sát tại 500 đơn vị sàn giao dịch bất động sản Hội viên trên cả nước, số lượng lao động liên quan xấp xỉ 75.000 người (chiếm khoảng 1/3 tổng số Sàn trên cả nước) về thực trạng khó khăn và tình hình thụ hưởng chính sách hỗ trợ.
Theo đó, VARS cho biết, sức ảnh hưởng của Covid-19 đến các sàn giao dịch bất động sản là vô cùng lớn khi có tới 28% đơn vị có nguy cơ giải thể, phá sản, 32% đơn vị đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, rất cần sự hỗ trợ của chính sách vĩ mô, cộng đồng và 40% doanh nghiệp còn khả năng chống đỡ, nhưng không cao. Nếu phải duy trì thêm một, hai tháng nữa để chống dịch thì tỷ lệ có nguy cơ phá sản sẽ tiếp tục tăng cao.
Cũng theo VARS, hơn 80% sàn giao dịch hiện không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp. Chỉ có khoảng 1% sàn môi giới có doanh thu ổn định, 16% số sàn đạt 50 - 80% doanh thu, 51% sàn có doanh thu dưới 50%, khoảng 32% số sàn không có doanh thu.
Quỹ lương cạn kiệt khiến nhiều đơn vị phải cắt giảm nhân sự. Cụ thể, 78% sàn giao dịch phải thực hiện cắt giảm nhân sự (cho nghỉ việc) hoặc cho tạm nghỉ việc không lương; 45% lao động trong số các sàn giao dịch thực hiện cắt giảm không còn thu nhập - tương đương với 26.325/75.000 lao động làm việc tại 500 sàn giao dịch. Trong khi đó, số lao động còn lại tuy được hưởng lương nhưng cũng chủ yếu là lương cơ bản, phụ cấp nghỉ dịch, hoặc hưởng 50% lương do thực hiện làm việc luân phiên. Hiện 28% sàn đã không còn quỹ lương để trả cho người lao động.
SÀN GIAO DỊCH KHÓ TIẾP CẬN CÁC GÓI HỖ TRỢ
Thụ hưởng chính sách về giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Có đến 89% doanh nghiệp trả lời không được hưởng, 13% được hưởng đầy đủ, 12% được hưởng nhưng không đầy đủ.
Thụ hưởng chính sách về hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động: Có đến 75% doanh nghiệp trả lời không được hưởng, 6% được hưởng đầy đủ, 5% được hưởng nhưng không đầy đủ.
Thụ hưởng chính sách về dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: 85% doanh nghiệp trả lời không được hưởng, 11% được hưởng đầy đủ, 4% được hưởng nhưng không đầy đủ.
Về chính sách hỗ trợ của ngân hàng: Có tới 89% sàn giao dịch không được hưởng chính sách cho vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các ngân hàng cũng rất hạn chế.
Lý do không được hưởng theo chính sách của Nhà nước, có đến 47% là không được hướng dẫn, 24% là không được tiếp nhận, 17% là không đủ điều kiện. Ngoài ra, các đơn vị cũng không được chính sách hoãn nộp Bảo hiểm xã hội.
Mặc dù các Sàn giao dịch đã chủ động, linh hoạt, thay đổi phương án kinh doanh về thích ứng, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong bán hàng nhưng chừng ấy là không đủ để vượt khó. Đặc biệt là đối với các sàn giao dịch có quy mô vừa và nhỏ, có nguồn lực tài chính thấp, sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng.
Theo đó, VARS tổng hợp chung lại những vấn đề khó khăn nhất của các sàn giao dịch bất động sản hiện nay.
Một là, chi phí duy trì doanh nghiệp không hề được giảm trong thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trong khi doanh nghiệp không có nguồn thu đã tạo áp lực rất lớn cho doanh nghiệp.
Hai là, rủi ro bồi thường hợp đồng hoặc liên đới chịu trách nhiệm hoặc rủi ro mất tiền cọc, bị phạt do không thực hiện đúng cam kết tiến độ.
Ba là, khả năng bị phạt, bị xử lý vì đến hạn mà không có tiền thể nộp thuế, không có tiền nộp bảo hiểm xã hội… do không có nguồn thu.
Bốn là, rủi ro bị chủ cho thuê mặt bằng đòi mặt bằng trước hạn, cắt nước, cắt điện… do chậm thanh toán, không có tiền thanh toán.
5 KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ
Với những khó khăn đã nêu, VARS đã đề nghị Bộ Xây dựng và các ban ngành liên quan xem xét, trình Chính phủ điều chỉnh chính sách vĩ mô để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản, nhà môi giới bất động sản gặp khó khăn bởi dịch Covid-19.
Ngoài ra, để đồng hành, hỗ trợ các sàn giao dịch, nhà môi giới bất động sản, VARS cũng có thêm một số kiến nghị và cam kết như sau:
Thứ nhất, đề nghị các chủ dự án hỗ trợ, tạo điều kiện, không phạt hợp đồng nếu các Sàn không thực hiện đúng cam kết tiến độ bán hàng do thực hiện giãn cách xã hội.
Thứ hai, đề nghị các chủ dự án không nợ phí môi giới của các Sàn giao dịch. Sớm thanh toán hoặc ít nhất là thanh toán 1 phần để các sàn giao dịch có nguồn kinh phí duy trì hoạt động.
Thứ ba, đề nghị các đơn vị, cá nhân cho thuê mặt bằng hãy vì tinh thần tương thân tương ái, đồng cảm với những khó khăn của đối tác, hỗ trợ thiết thực bằng việc hỗ trợ một phần tiền nhà, giãn nộp tiền thuê cho các đơn vị trong thời gian phải thực hiện giãn cách xã hội.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận