Vạn Thịnh Phát chiếm đoạt 304 nghìn tỷ - Vnindex liệu có sập sâu?
Hiện tại, trên thị trường đang liên tục bàn luận về thông tin bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị cáo buộc chi phối hoạt động của Ngân hàng SCB để chiếm đoạt hơn 304 nghìn tỷ đồng - khoảng 12.36 tỷ USD.
- Chính vì xuất hiện tin tức này mà nhiều nhà đầu tư lo ngại sẽ tác động lớn đến thị trường chứng khoán. Sự lo lắng này là hoàn toàn dễ hiểu vì trong năm 2022, 1 trong những lý do khiến thị trường giảm điểm mạnh là các sự kiện bắt bớ như thế này.
=> Vậy thông tin này được công bố có thực sự sẽ tác động mạnh đến thị trường chứng khoán hay không?
Mời nhà đầu tư tham khảo bài viết dưới đây của SimpleInvest để có thêm góc nhìn chính xác nhất, từ đó đưa ra được chiến lược hành động tối ưu cho những phiên giao dịch tuần sau nhé!
I. CÁCH THỨC CHIẾM ĐOẠT
1. Tự mở ngân hàng riêng
- Bà Trương Mỹ Lan đã thông qua Vạn Thịnh Phát tự mở ngân hàng cá nhân để huy động vốn phục vụ kinh doanh cá nhân và đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân. Từ tháng 12/2011, bà Lan nhờ người đứng tên để sở hữu phần lớn cổ phần của 3 ngân hàng TMCP là: Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất => 3 nhà băng này sau đó được bà Lan hợp nhất với tên gọi là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
- SCB được bà Lan sử dụng như một công ty tài chính để cấp vốn cho hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát. Tính đến năm 2022, SCB có vốn điều lệ hơn 15,000 tỷ đồng.
- Dù không trực tiếp nắm quyền điều hành nhưng bà Lan sở hữu 91.5% cổ phần
=> Việc làm này của bà Lan bị đánh giá là vi phạm khi pháp luật hiện hành cấm tổ chức, cá nhân được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của ngân hàng. Hơn nữa, theo quy định thì 1 cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của 1 tổ chức tín dụng.
2. SCB lập riêng đơn vị cho vay phục vụ cho bà Trương Mỹ Lan
- Từ 2012 đến 2022, SCB cho vay, giải ngân cho 1,366 khách hàng (bao gồm 710 cá nhân và 656 tổ chức). Trong đó, nhóm của bà Lan có hơn 2,500 khoản vay tại SCB với tổng số tiền giải ngân hơn 1,066,000 tỷ đồng.
- Theo các nguồn tin công bố, nhóm bà Lan chiếm 93% số tiền cho vay, 7% còn lại là nhóm khách hàng thông thường.
- Nhằm hợp thức việc rút tiền và tránh bị truy vết theo dòng tiền để phát hiện sai phạm, bà Lan đã chỉ đạo cán bộ ở SCB chuyển tiền giải ngân vào các công ty ma. Sau đó thực hiện rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền.
- Khi cần tiền tiêu, bà Lan chỉ đạo thực hiện bằng 2 cách: Cách 1 là rút tiền mặt trực tiếp tại ngân hàng. Cách 2 là chuyển tiền vào các công ty ma sau đó chuyển lòng vòng hoặc rút tiền mặt.
- Khi đến hạn không trả được, bà Lan tiếp tục vẽ ra các khoản vay khống khiến số tiền chiếm đoạt được ngày càng nhiều.
II. THIỆT HẠI GÂY RA
- Cơ quan điều tra cáo buộc: Từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB số tiền 545,000 tỷ đồng và chiếm đoạt 304,096 tỷ.
- Ngoài ra, bà Lan còn bị cáo buộc gây thiệt hại tiền lãi phát sinh gần 130,000 tỷ đồng.
=> Như vậy, so với quy mô GDP Việt Nam tới cuối quý III năm nay (4.7 triệu tỷ đồng) thì số tiền 304,096 tỷ đồng (khoảng 12.53 tỷ USD) mà bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt tương đương gần 6.5% tổng GDP cả nước
III. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SẼ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
- Hiện tại, các khoản vay của Vạn Thịnh Phát đều nhằm vào việc đầu cơ Bất động sản. Theo như Kê biên có tổng cộng 1,237 Bất động sản liên quan đến bà Lan, bao gồm hàng loạt tòa nhà ở quận 1, 3, 5...
- Vấn đề là hiện tại thị trường BĐS đang đóng băng và không dễ dàng để bán ngay, nên Ngân hàng Nhà nước có thể xử lý bằng 2 cách sau:
*CÁCH 1: Bán các khoản nợ xấu đó cho VAMC
- VAMC chính là công ty quản lý tài sản Việt, là 1 trong những công cụ đặc biệt của Nhà nước giúp: Xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính; Giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp; Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế.
- Vào thời điểm 30/9/2012, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu lên tới 17.2% tổng dư nợ. Con số này gây chú ý đặc biệt với thị trường và giới phân tích bởi lần đầu tiên nợ xấu được công khai và lại ở mức rất cao như vậy.
=> Bởi vậy, vào tháng 5/2013, Chính phủ thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (gọi tắt là VAMC) với nhiệm vụ mua lại số nợ xấu từ các tổ chức tín dụng nhằm khơi thông dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế.
- Trong quá khứ, ở Việt Nam sẽ không có tình trạng ngân hàng bị phá sản mà sẽ có hình thức sát nhập với 1 ngân hàng lớn bằng cách bán 0 đồng, tương tự như CBBAnk và OceanBank trước đây.
- Việc này sẽ củng cố niềm tin của người dân gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Khi thị trường bất động sản ổn định, các tài sản của Vạn Thịnh Phát sẽ có giải pháp để xử lý.
IV. THÔNG TIN NÀY SẼ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN VNINDEX?
- Như vậy, việc ngân hàng phá sản và người dân mất tiền là chưa có tiền lệ, ngân hàng nhà nước sẽ có các giải pháp để tránh tình trạng người dân rút tiền hàng loạt bằng cách cấp thanh khoản cho SCB và kiểm soát đặc biệt.
- Việc công khai thông tin chiếm đoạt trên tính đến hiện tại đã có 1 năm để chuẩn bị. Bên cạnh đó, tiền lệ ở Việt Nam chưa có việc gửi tiết kiệm sẽ bị mất tiền, vậy nên sẽ không có tác động xấu đến tiền gửi của người dân.
=> Theo SimpleInvest, xét về góc độ vĩ mô thì CHẮC CHẮN là Nhà nước đã có những giải pháp để giải quyết các vấn đề rồi. Tuy nhiên, về VNINDEX trong ngắn hạn khả năng sẽ có thể gặp áp lực tâm lý.
- Chính vì vậy, bắt buộc nhà đầu tư phải bám sát theo dõi diễn biến cung cầu và các kịch bản của thị trường trong các phiên giao dịch tiếp theo để hành động được chính xác nhất.
- Về diễn biến thị trường trong tuần sau sẽ xảy ra 1 trong 2 kịch bản sau:
V. CHIẾN LƯỢC HÀNG ĐỘNG TỐI ƯU NHẤT
- Hiện tại, vẫn chưa đủ dữ liệu để đánh giá được xu hướng thị trường sẽ diễn ra kịch bản nào mà cần phải bám sát cung – cầu của thị trường trong các phiên giao dịch tiếp theo để đánh giá và hành động.
- Vậy nên, chiến lược tốt nhất mà SimpleInvest khuyến nghị cho nhà đầu tư đó là nên chủ động quản trị danh mục đầu tư của mình, đưa về trạng thái an toàn nhất để chuẩn bị tốt nhất cho mọi tình huống có thể xảy ra.
- Tùy vào trạng thái danh mục của từng nhà đầu tư để có hướng hành động phù hợp khác nhau, cụ thể:
- Nên bán bớt các cổ phiếu trong danh mục để dư ra sức mua (nên giữ trạng thái sức mua từ 30-50%). Lý do hành động như vậy là để quản trị rủi ro cho danh mục, đề phòng kịch bản thị trường giảm tạo đáy 2
- Thứ tự ưu tiên là giữ lại các cổ phiếu khỏe, có câu chuyện kỳ vọng tốt và trạng thái dòng tiền tham gia mạnh. Bán ra các cổ phiếu yếu hơn hoặc không còn triển vọng tăng giá.
=> Nếu nhà đầu tư chưa tự tin để đánh giá từng cổ phiếu trong danh mục là khỏe giữ lại hay yếu bán ra thì có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ hoặc tham gia room cộng đồng để nhận tư vấn chi tiết nhất hoàn toàn miễn phí: https://zalo.me/g/tfczzo816
(2) Danh mục CÒN SỨC MUA
- Đưa danh mục về trạng thái sức mua từ 30-50%
- Thứ tự ưu tiên nếu có hành động vẫn là giữ lại các cổ phiếu khỏe, có câu chuyện kỳ vọng tốt và trạng thái dòng tiền tham gia mạnh. Bán ra các cổ phiếu yếu hơn hoặc không còn triển vọng tăng giá.
(3) Danh mục FULL TIỀN MẶT
- Là cơ hội lớn để sở hữu các cổ phiếu khỏe nhất thị trường với vùng giá mua đẹp.
- Nhà đầu tư cầm tiền mặt tập trung bám sát từng kịch bản thị trường để canh mua các cổ phiếu khỏe ở vùng giá thấp.
TRÊN ĐÂY LÀ CHIẾN LƯỢC CHUNG MÀ SIMPLEINVEST PHÂN TÍCH VÀ KHUYẾN NGHỊ DÀNH CHO KỊCH BẢN THỊ TRƯỜNG TRONG TUẦN SAU, NHÀ ĐẦU TƯ CẦN BÁM SÁT DIỄN BIẾN TRONG TUẦN VÀ TRẠNG THÁI DANH MỤC CỦA MÌNH ĐỂ ĐƯA RA ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH CHÍNH XÁC NHẤT.
HOẶC CÓ THỂ THAM GIA ROOM CỘNG ĐỒNG HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ CỦA ĐỘI NGŨ ĐỂ THAM KHẢO REALTIME TRONG TỪNG PHIÊN GIAO DỊCH
Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!
SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận