Vai trò của Market Cashflow đối với nền kinh tế
Bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm 2023
Từ đầu năm đến hiện tại, chúng ta thấy được nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng là khu vực hiếm hoi duy trì được mức tăng trưởng dương từ đầu năm đến nay và là động lực chính gánh tăng trưởng cho nền kinh tế. Nhưng tốc độ tăng trưởng có sự giảm sút so với trung bình các giai đoạn trước, trong 9T2023 chỉ tăng trưởng 9,78%YoY. Về xuất khẩu, đà giảm có tín hiệu chậm lại tại các thị trường chủ lực và đạt mức tăng trưởng dương lần đầu tiên trong tháng 9 kể từ đầu năm, nhưng đây vẫn là mức tăng trưởng yếu.
Ảnh hưởng bởi yếu tố cầu trong và ngoài nước khó khăn đã gây sức ép đến hoạt động sản xuất. Một điểm sáng duy nhất là chỉ số PMI tháng 8 lên mức > 50 nhưng tháng 9 lại giảm về dưới 50. Cho thấy sự phục hồi đang không có nhiều sự chắc chắn, trong bối cảnh thương mại thế giới có nhiều bất định.
Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã đặt ưu tiên tập trung phục hồi tăng trưởng kinh tế trong nước bằng cách duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Dựa trên số liệu ước tính về dòng tiền ròng trên thị trường. Ta thấy được rằng, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ. Trong 9T2023, lượng tiền đã được bơm ra khỏi thị trường khoảng khoảng 1.015 nghìn tỷ đồng, con số này ngang với giai đoạn 2022. Tuy vậy, nếu ta bóc tách chi tiết vào từng cấu thành, ta thấy được rằng: Lượng tiền được bơm ra nền kinh tế thông qua thị trường 1 tương đối là thấp, chỉ có 152.839 tỷ đồng (so với giai đoạn 2022 là 673 nghìn tỷ), trong khi tại thị trường 2 lại đang rất dư thừa thanh khoản (hơn 1.199 nghìn tỷ). Như vậy, ảnh hưởng bởi sự bất cân xứng giữa hai thị trường đã để lại những hậu quả: Giá tài sản tài chính sẽ tăng, tỷ giá sẽ chịu áp lực và nền kinh tế phục hồi chậm.
Trong năm 2023, core chính mà NHNN cần quan tâm đó là mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bằng cách giữ lãi suất ở mức thấp. Tuy vậy, mặt trái trong việc hạ lãi suất VND trong khi lãi suất USD vẫn giữ ở mức cao đã tạo ra khoảng gap lãi suất giữa USD/VND=> từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá liên tục tăng mạnh trong thời gian gần đây. Với mục tiêu, mỗi năm không để tỷ giá mất quá 3%, do đó đầu năm tỷ giá đang ở vùng 23,500 nhưng đến hiện tại tỷ giá đã tăng hơn 3%.
Áp lực tỷ giá tăng liên tục, nhằm chống đồng USD tăng mạnh, NHNN đã phải hành động bằng cách liên tục bán Bills ra thị trường OMO, nhằm hút tiền về để giảm bớt dư thừa thanh khoản và đẩy mặt bằng lãi suất lên, từ đó kéo tỷ giá giảm. Tính đến tháng 9.2023, NHNN đã hút về khoảng 93.800 tỷ đồng thông qua kênh tín phiếu, tuy vậy, con số này vẫn khá là thấp so với giai đoạn trước đó.
Vì vậy, nếu tỷ giá chưa hạ nhiệt NHNN sẽ tiếp tục hút Bills trên thị trường này trong những tháng cuối năm. Tuy vậy, hành động hút tiền của SBV thông qua kênh OMO chỉ mang tính ngắn hạn và để giữ tỷ giá bình ổn trong dài hạn buộc phải tác động chính từ các yếu tố sau: (1) Bán USD can thiệp, (2)BOP thặng dư.
Tới thời điểm này, mình cho rằng NHNN sẽ có khả năng ưu tiên phải bán USD can thiệp trong những tháng cuối năm, bởi các yếu tố sau: Khả năng phục hồi nhập khẩu, tăng trưởng tín dụng sẽ phục hồi và tiếp tục duy trì khoảng Gap giữa lãi suất VND và lãi suất USD.
Note*: Bài viết chỉ mang tính góc nhìn cá nhân, dựa trên những kiến thức mà tôi học được, vì vậy năng lực còn hạn chế nên có thể đúng/sai. Anh chị chỉ nên coi đây là tài liệu tham khảo và cần nghiên cứu thêm từ nhiều nguồn khác nhau để tự đưa ra quan điểm cho mình.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận