Vaccine ngừa Covid-19 hay "vũ khí hạt nhân mới"?
Cuộc chạy đua về nghiên cứu, giành quyền sở hữu hay chính trị hóa vaccine ngừa Covid-19 giữa một số quốc gia cần sớm chấm dứt, vì lợi ích toàn nhân lo
Tưởng khác mà giống
Nhiều người sẽ nhướng mày khi so sánh vũ khí hạt nhân và vaccine: Một thứ tước đi sinh mạng, thứ còn lại mang tới sự sống. Tuy nhiên, hai phát minh tưởng chừng như không liên quan đến nhau ấy lại giống nhau hơn họ nghĩ.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với 18,7 triệu ca nhiễm, khiến hơn 700.000 người tử vong chỉ sau 9 tháng bùng phát, việc tìm ra vaccine ngừa Covid-19 càng cấp bách, quan trọng hơn bao giờ hết.
Cuộc chạy đua
Chính vì lẽ đó, cuộc chạy đua về nghiên cứu, giành quyền sở hữu vaccine trở nên ngày một gay gắt. Các hãng dược phẩm Nga, Trung Quốc, Mỹ và châu Âu bỗng trở thành "vị cứu tinh", với những bản hợp đồng khổng lồ và hỗ trợ béo bở từ chính phủ. Ngày 31/7 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) thông báo đã đạt thỏa thuận đặt trước cho hai hãng dược phẩm Sanofi và GSK 300 triệu liều vaccine khi ra đời. Trước đó, Mỹ đã “nhanh chân” rót 2,1 tỷ USD cho hai công ty nói trên để chắc chắn có 100 triệu liều vaccine. Anh cũng thông báo đã đặt trước 60 triệu liều.
Tương tự, dù chưa có thành phẩm, song các hãng dược phẩm lớn khác đang nghiên cứu phòng ngừa Covid-19 như Biontech (Đức), Pfizer hay Moderna (Mỹ) đều đã nhận những hợp đồng hàng tỷ USD tiền cọc của nhiều nước nhằm đảm bảo có được liều thuốc tiêm chủng quý giá đầu tiên cho người dân.
Có ba lý do chính giải thích cho hành động này.
Vì người, vì mình
Xét ba lý do nêu trên, việc các quốc gia mong muốn có vaccine ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt để chấm dứt đại dịch là hoàn toàn chính đáng, phù hợp với nhu cầu của nhân loại.
Tuy nhiên, những tranh giành, chính trị hóa vaccine ngừa Covid-19 đang gợi nhớ về một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân hậu Thế chiến II, khi sự răn đe chiến lược từ loại vũ khí đặc thù này trở thành quân bài mặc cả, tranh giành ảnh hưởng. Vaccine ngừa Covid-19, với vai trò then chốt trong khống chế đại dịch, đứng trước nguy cơ trở thành một thứ như vậy, chia thế giới ra làm hai nửa: Những quốc gia có vaccine và phần còn lại. Khi ấy, tiếp cận vaccine có thể đòi hỏi đánh đổi về mặt lợi ích, chứ không đơn thuần chỉ là câu chuyện tiền bạc.
Quan trọng hơn, trước tiềm năng lợi nhuận đến từ cuộc chạy đua trên, các công ty dược phẩm có thể đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, sản xuất và thí nghiệm trên người, tăng rủi ro về chất lượng vaccine và vi phạm tiêu chuẩn đạo đức y khoa. Người Mỹ hẳn khó có thể quên thí nghiệm về bệnh lậu ở Tuskeegee, khi trong vòng 40 năm (1932-1972), Cơ quan Chăm sóc sức khỏe công Mỹ (U.S. PHS) tiến hành nghiên cứu về tác dụng của bệnh này trên gần 600 người da đen, nghèo khổ mà không có sự đồng ý. Đáng ngại hơn, cuộc chạy đua giữa một số quốc gia đã đẩy giá thành vaccine lên 50-60 USD/liều, ngoài tầm với các nước đang phát triển, đi ngược lại với mục tiêu phổ biến vaccine toàn cầu.
Trong bối cảnh ấy, như cái cách Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân đã góp phần định hình thế giới trong và sau Chiến tranh Lạnh, một Hiệp ước phổ biến vaccine toàn cầu là cần thiết, hiện thực hóa lý tưởng đưa vaccine ngừa Covid-19 thành tài sản chung của nhân loại, nằm ngoài quy luật của thị trường, thay vì là món hàng của thiểu số. Trong một thế giới toàn cầu hóa, khi đại dịch bùng phát ở các quốc gia không có quyền tiếp cận vaccine, số ít các quốc gia còn lại cũng chẳng thoát cảnh vạ lây. Sống vì người, cũng là sống vì mình vậy.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận