Vắc xin Covid-19 - cuộc cạnh tranh không công bằng
Gần 85% tổng số mũi vắc xin Covid-19 trên thế giới được tiêm ở các nước phát triển, trong khi con số ở các nước có GDP bình quân đầu người thấp nhất chỉ chiếm 0,3%.
Theo nhiều chuyên gia dịch tễ, tiêm vắc xin là cách duy nhất để thế giới thoát khỏi đại dịch Covid-19. Các nước đều đang cố gắng chủng ngừa cho người dân nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, nguồn cung vắc xin có hạn khiến cuộc đua thu mua vắc xin trở nên khốc liệt.
Báo động tình hình Covid-19 ở Campuchia
Tờ Khmer Times hôm qua đưa tin khuynh hướng dịch bệnh Covid-19 gây lo lắng ở Campuchia tiếp tục diễn ra khi số ca nhiễm mới mỗi ngày tăng cao trở lại.
Bộ Y tế Campuchia hôm qua ghi nhận 866 ca Covid-19 nhiễm mới, tăng thêm gần 140 ca so với số ca nhiễm mới được ghi nhận ngày trước đó. Trong số ca nhiễm mới có tới 856 ca liên quan sự kiện cộng đồng 20.2, tên gọi của đợt bùng phát bị cho là xuất phát từ vụ 4 người Trung Quốc trốn cách ly ở Phnom Penh hồi giữa tháng 2.2021.
Bộ Y tế Campuchia hôm qua còn ghi nhận 6 ca Covid-19 tử vong, nâng tổng số người chết vì bệnh này lên 242, kể từ khi ca tử vong đầu tiên được xác nhận vào ngày 11.3. Bộ này cũng ghi nhận thêm 781 người được điều trị khỏi Covid-19, tiếp tục khuynh hướng gần đây là số ca hồi phục tăng không theo kịp số ca nhiễm mới, theo Khmer Times. Tính đến hôm qua, tổng số ca nhiễm Covid-19 ở Campuchia tăng lên hơn 33.000, trong đó có 25.000 ca hồi phục.Văn Khoa
Các nước phát triển đang dẫn đầu cuộc đua đặt mua vắc xin Covid-19. Mỹ, Canada, Israel, Anh và các thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) đã ký thỏa thuận mua hàng trăm triệu liều. Theo tờ The Wall Street Journal, Pfizer và BioNTech gần đây đã đồng ý cung cấp cho EU 1,8 tỉ liều vắc xin cho đến năm 2023 và đưa đến Canada 125 triệu liều. Úc, Thụy Sĩ và Israel cũng sẽ được nhận thêm vắc xin của Moderna trong năm tới.
Trong cuộc đua này, nước phát triển có được lợi thế “sân nhà”. Các công ty dược lớn thường có trụ sở, nhà máy tại những nơi này và ngay từ thời điểm vắc xin còn đang được nghiên cứu, họ đã nhận được hàng tỉ USD từ chính phủ. Bên cạnh đó, các nước phát triển siết chặt xuất khẩu để có được nguồn cung.
Giám đốc Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, đã phải lên Twitter kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Và khi số ca nhiễm ở Ấn Độ tăng vọt, nước này cũng ngưng xuất khẩu vắc xin.
Những điều này khiến các quốc gia đang phát triển và có nguồn lực hạn chế ở Mỹ Latin, châu Phi và châu Á - Thái Bình Dương bị bỏ rơi trong thỏa thuận với những nhà cung cấp vắc xin. Trong đó, nhiều nước đang chật vật kiểm soát làn sóng lây nhiễm mới. Nguồn cung của một số nước còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào COVAX, chương trình được lập ra để đảm bảo các nước kém phát triển được tiếp cận vắc xin.
Moderna vào tháng trước tuyên bố sẽ chuyển 34 triệu liều vắc xin vào quý 4/2021 cho COVAX. Pfizer cũng cam kết cung cấp 2 tỉ liều cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong 18 tháng tới và chuyển 40 triệu liều cho COVAX trong năm nay. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đủ để COVAX hoàn thành mục tiêu. Chương trình này còn đang gặp khó khăn do không thể nhận đủ số vắc xin do SII sản xuất.
Trước tình trạng này, một số quốc gia phát triển tuyên bố chia sẻ vắc xin thừa cho thế giới. Ngày 3.6, Mỹ công bố kế hoạch chia sẻ 25 triệu liều tiêm đầu tiên, trong đó 75% được phân phối qua chương trình COVAX. Đây là một phần trong kế hoạch chia sẻ 80 triệu liều vắc xin được Tổng thống Joe Biden thông báo vào tháng 5.
Tuy nhiên, các nước phát triển cũng đang bị cáo buộc dùng vắc xin để thúc đẩy chính sách của mình. Đài Loan cho biết đã đàm phán với BioNTech để mua vắc xin nhưng thỏa thuận không thành vì “sự can thiệp” của Trung Quốc. Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc và cho biết Đài Bắc từ chối lời đề nghị gửi khẩn cấp vắc xin do các công ty Trung Quốc sản xuất cho Đài Loan.
Ngoài ra, Trung Quốc còn bị cáo buộc dùng vắc xin để gây ảnh hưởng ở Mỹ Latin khi bán gần 281 triệu liều tiêm cho khu vực này. Trung Quốc đã viện trợ gần 22 triệu liều vắc xin trên toàn thế giới, bao gồm gần 14 triệu liều cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khoảng 6 triệu liều cho châu Phi, theo Nikkei Asia.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận