menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Long

UOB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 6,8% năm 2022

Ngân hàng UOB dự báo GDP năm 2022 của Việt Nam có thể tăng 7,4% ở kịch bản lạc quan và khoảng 6-6,5% ở kịch bản cơ sở.

Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý IV/2021 của Ngân hàng UOB vừa công bố cho biết, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý 4/2021 đã phục hồi lên 5,22% so với cùng kỳ năm ngoái, đảo ngược so với mức giảm kỷ lục -6,02% trong quý 3/2021 (mức điều chỉnh so với ước tính trước đó là -6,17%), theo số liệu do Tổng cục Thống kê (GSO) công bố vào ngày 29 tháng 12.

Mặc dù số thống kê mới nhất tốt hơn so với tốc độ tăng 4,61% trong quý 4/2020, nhưng vẫn thấp hơn 2,5 điểm phần trăm so với mức trung bình 6,77% của quý 4 trong giai đoạn 2011-2019, cho thấy rằng hoạt động kinh doanh - đặc biệt lĩnh vực dịch vụ - tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

Điều này được phản ánh trong sản lượng của các ngành dịch vụ chỉ tăng 1,22% trong năm 2021 chậm hơn so với mức tăng 2,34% vào năm 2020, do phân khúc dịch vụ lưu trú & thực phẩm giảm gần 21% từ mức giảm 15% vào năm 2020 mặc dù một số phân khúc khác như giáo dục, viễn thông và các dịch vụ tài chính đã tăng trưởng tốt trong năm nay.

Lĩnh vực sản xuất tiếp tục hoạt động khởi sắc hỗ trợ mạnh mẽ cho tổng thể GDP cả nước với mức tăng 6,4% trong năm 2021, sau mức tăng 5,8% vào năm 2020.

Trong năm, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,58%, chậm hơn mức tăng trưởng 2,91% vào năm 2020, cao hơn mức dự báo của chính phủ là 2,5%.

Các số liệu khác do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, lĩnh vực ngoại thương như thương mại và đầu tư nước ngoài tiếp tục hoạt động tốt hơn so với các lĩnh vực trong nước vốn là đặc điểm phổ biến tại nhiều nền kinh tế ở châu Á trong đại dịch COVID-19.

Xuất khẩu tăng 24,8% trong tháng 12 (tháng 11 là 26,3%) trong khi nhập khẩu tăng 14,6% (tháng 11: 24,1%), xuất siêu 2,54 tỷ USD (tháng 11 là 1,26 tỷ). Trong cả năm, việc tăng tốc nhập khẩu cho đến hết năm 2021 đã làm giảm thặng dư thương mại xuống còn 4,3 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức thặng dư lớn ở mức 19,9 tỷ USD vào năm 2020.

Sản lượng các ngành sản xuất tháng 12 năm 2021 tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong tổng mức tăng cả năm là 6% (năm 2020: 4,9%). Các phân khúc chính hoạt động tốt trong năm 2021 bao gồm sắt thép (tăng 22%), vật tư thiết bị y tế (tăng 16,4%), cơ khí vận tải (tăng 12,9%), điện tử (tăng 12,4%), may mặc (tăng 7,6%) và giày dép (tăng 5,2%), cùng những phân khúc khác.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đẩy mạnh khi các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đánh giá cao tiềm năng dài hạn của Việt Nam ngoài các diễn biến ngắn hạn trong đại dịch. Vốn FDI đăng ký cộng dồn tăng 9,5% lên 31,2 tỷ USD vào năm 2021, so với 28,5 tỷ USD vào năm 2020, được thúc đẩy bởi cả dòng vốn đầu tư vào các dự án hiện hữu và dòng vốn đầu tư gia tăng mới.

Theo UOB, sự phục hồi ở mức khả quan trong quý 4/2021 cho thấy các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đang dần trở lại bình thường, mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài đặc biệt với sự xuất hiện của biến thể Omicron trên toàn cầu.

Khu vực ngoại thương từ các hoạt động liên quan đến sản xuất, thương mại quốc tế và FDI là các điểm mạnh hỗ trợ tăng trưởng GDP trong hai năm vừa qua. Xu hướng tích cực này có thể sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2022 với dòng vốn FDI được tích lũy trong những năm qua sẽ hỗ trợ năng lực sản xuất.

Không có gì ngạc nhiên khi vài lĩnh vực nội địa, bao gồm các phân khúc liên quan đến bán lẻ và du lịch, là những ngành tiếp tục bị ảnh hưởng chính khi đại dịch tiếp tục làm gián đoạn các hoạt động này trong nước.

Tuy nhiên, với khoảng 70% trên mức tổng dân số 98 triệu của đất nước đã được tiêm ít nhất hai mũi vắc xin và các cơ quan chức năng có ý định triển khai các mũi tiêm nhắc lại cho người trưởng thành vào cuối quý 1/2022, điều này sẽ đưa các hoạt động nội địa của Việt Nam vào vị thế tốt hơn nhiều hỗ trợ tăng trưởng vào năm 2022, đặc biệt là khi các hạn chế hoạt động xuyên biên giới được nới lỏng hơn nữa.

Báo cáo của UOB cho thấy: “Biến thể Omicron tiếp tục là một thách thức chính, làm gia tăng những rủi ro ảnh hưởng phục hồi kinh tế toàn cầu và trong nước, đặc biệt là trong quý 1/2022. Do đó, chúng tôi hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,8% (từ 7,4%) cho năm 2022 so với 2,58% vào năm 2021, so với dự báo chính thức là 6,0%-6,5% từ Chính phủ Việt Nam”.

Cần lưu ý rằng Việt Nam vẫn đang ở một vị trí thuận lợi cho tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn dựa trên mức tăng trưởng cơ sở thấp trong năm 2020 và 2021, sức mạnh của các khu vực ngoại thương và đầu tư, cũng như cơ hội của các lĩnh vực kinh tế nội địa tiếp thêm động lực cho cơ hội tăng trưởng này.

Ngoài ra, môi trường lạm phát thấp sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có khả năng giữ ổn định chính sách lãi suất để hỗ trợ các nỗ lực phục hồi kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh có rủi ro tiềm tàng với sự xuất hiện của biến thể Omicron, trong bối cảnh cả nước đang phục hồi nhất định sau đợt dịch bùng phát lần thứ 4.

Với kỳ vọng áp lực lạm phát sẽ được kiểm soát như Việt Nam đã từng làm tốt trước đây, UOB kỳ vọng lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,0% và lãi suất tái chiết khấu 2,5% được giữ không thay đổi, vốn là các mức lãi suất thấp kỷ lục cho đến thời điểm hiện tại.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
8 Yêu thích
10 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại