menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Dương Mạnh

Ứng phó với rủi ro pháp lý từ khủng hoảng

Thực tế trong thời gian qua cho thấy, khi đối tác không giao nguyên liệu, DN có thể thương lượng về việc lùi thời gian giao hàng hoặc chấm dứt hợp đồng, tìm đối tác mới. Tuy nhiên, có một vấn đề các DN xuất khẩu cần hết sức lưu ý, đó chỉ là việc tạm dừng

LS. Trần Thanh Tùng, thành viên Công ty Luật TNHH Global Vietnam Lawyers cho biết tại buổi tọa đàm trực tuyến “Những vấn đề pháp lý của DN nhìn từ đại dịch” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức mới đây, với một đại dịch mang tính toàn cầu như Covid-19, DN có thể gặp rủi ro liên quan tới hợp đồng với các đối tác ở cả đầu vào và đầu ra. Nhiều DN trong nước đã rơi vào khó khăn khi bạn hàng từ Trung Quốc không giao hàng, làm thiếu hụt nguyên liệu phục vụ sản xuất đáp ứng các đơn hàng đã ký với nhà nhập khẩu ở các nước. Ở chiều ngược lại, do lệnh phong tỏa tại một số nước nên DN xuất khẩu cũng không thể xuất hàng đi theo lịch đặt hàng đã được ấn định từ trước.

Cùng với đó, việc phải đảm bảo điều kiện chống dịch như tránh tập trung đông người, một số loại hình sản xuất kinh doanh phải đóng cửa tạm thời, giãn cách xã hội, đảm bảo khoảng cách khi làm việc đã gây không ít xáo trộn, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, doanh thu lợi nhuận sụt giảm, một số DN đứng trước nỗi lo phá sản... Ngoài ra, vấn đề mà các DN lo lắng hơn cả chính là nguy cơ đối mặt với những vấn đề pháp lý, tranh chấp dẫn đến kiện tụng trong thời gian này. Các vấn đề này không chỉ xảy ra một sớm một chiều mà có thể 1-2 năm sau DN vẫn phải chịu những rủi ro phát sinh.

Thực tế trong thời gian qua cho thấy, khi đối tác không giao nguyên liệu, DN có thể thương lượng về việc lùi thời gian giao hàng hoặc chấm dứt hợp đồng, tìm đối tác mới. Tuy nhiên, có một vấn đề các DN xuất khẩu cần hết sức lưu ý, đó chỉ là việc tạm dừng hợp đồng do các yếu tố bất khả kháng như tác động khách quan bất khả kháng thiên tai, dịch bệnh và không thể khắc phục. Trong đó, quan trọng DN phải chứng minh được các điều kiện để áp dụng điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng.

Bàn về vấn đề này, LS. Võ Quốc Sơn, thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM, Luật sư trưởng Công ty TNHH Điện tử Samsung Việt Nam cho rằng, có thể xem Covid-19 như là điều bất khả kháng trong việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, thực tế triển khai điều khoản này lại vô cùng khó khăn, do mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau và các công ước quốc tế cũng có những điều khoản áp dụng khác nhau. Do đó, phải xác định dựa trên thực tế thương thảo của từng hợp đồng cụ thể.

“Việc chứng minh được các yếu tố để có thể áp dụng điều khoản bất khả kháng là cả một nghệ thuật, trong đó có cả khả năng thuyết phục của chính DN đối với đối tác”, ông Sơn phân tích.

Theo nhận định của các chuyên gia, trong trường hợp hai bên không thương lượng được thì DN có thể làm đơn ra tòa đề nghị điều chỉnh lại hợp đồng. Như vậy, DN phải đảm bảo kiến nghị này xuất phát từ điều kiện khách quan phát sinh và có căn cứ pháp lý để sửa đổi, chấm dứt hoặc đi đến một thỏa thuận đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên.

Ngoài ra, DN cần xây dựng được cơ sở pháp lý tốt bởi hiệu quả hợp đồng là điều căn bản giúp cho DN hoạt động ổn định. Như vậy, trong việc quản trị hợp đồng, DN cần phải có sự phân tích kỹ càng, lường trước các yếu tố rủi ro, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình thương thảo, cũng như đặt ra các tình huống để soạn thảo hợp đồng cho phù hợp thực tế, sau đó mới cần lưu mẫu hợp đồng.

Với kinh nghiệm lâu năm trong vấn đề giải quyết tranh chấp, rủi ro pháp lý cho các DN trong hoạt động xuất nhập khẩu, LS. Trần Thanh Tùng đưa ra khuyến cáo, DN nên bắt đầu giải quyết từ nền tảng lợi ích của đôi bên hơn là bằng pháp lý. Quan trọng nhất là cùng ngồi làm việc với nhau trên tinh thần chia sẻ lợi ích. Đưa ra tòa chỉ nên là biện pháp cuối cùng khi thương lượng không có kết quả.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại