Ukraine lần đầu bắn tên lửa tầm xa Shadow của Anh vào đất Nga
Trong xung đột Ukraine, Nga nhiều lần cảnh báo về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả đối phương. Trong khi cộng đồng quốc tế lo ngại nguy cơ chiến tranh hủy diệt thế giới, một bộ phận giới chức phương Tây gần đây lại tỏ ra coi nhẹ lời cảnh báo đó. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy, Nga "không nói chơi" vào lúc này.
Chuẩn bị kỹ càng về đường lối cho đòn tấn công hạt nhân đáp trả
Liên quan căng thẳng gần đây giữa Nga và phương Tây, một số quan chức phương Tây cho rằng Nga chỉ đang phô trương sức mạnh vũ khí hạt nhân của mình. Washington tỏ ra khá hờ hững trước các tuyên bố cứng rắn mới nhất của Moscow về khả năng nổ ra chiến tranh hạt nhân. Giới chức Mỹ dường như cho rằng Nga chỉ đang “hù dọa” chứ chưa sẵn sàng “làm thật”. Các quan chức ở Washington hiện tại có vẻ bận tâm nhiều hơn đến câu chuyện thành phần nội các của Tổng thống đắc cử Trump trong thời gian tới.
Hình ảnh minh họa về kho vũ khí hạt nhân Nga. Đồ họa: NTV.
Tuy nhiên, Nga đã điều chỉnh học thuyết hạt nhân tiệm cận hơn nữa vạch đỏ, đồng thời họ ý thức rất rõ về đòn tập kích tầm xa vừa rồi của Ukraine vào lãnh thổ Nga ngay sau khi nhận được “tín hiệu đèn xanh” từ Tổng thống Mỹ Biden.
Ngày 19/11/2024, Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh phê chuẩn học thuyết an ninh đã được sửa đổi của nước này, hạ thấp ngưỡng mà tại đó Nga có thể triển khai vũ khí hạt nhân.
Theo học thuyết an ninh mới cập nhật của Nga, nước này có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong tình huống có mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nga cũng như đồng minh Belarus. Lần đầu tiên Nga cũng tuyên bố họ có quyền được sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại một quốc gia chỉ sở hữu vũ khí thông thường nhưng lại được một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân hậu thuẫn. Được 3 nước có vũ khí hạt nhân là Mỹ, Anh và Pháp hết lòng giúp đỡ trong xung đột quân sự, Ukraine dường như là mục tiêu tiềm tàng đối với Nga.
Chính quyền Tổng thống Nga Putin đã bắn tín hiệu rằng họ sẵn sàng cho một cuộc đối đầu bằng vũ khí hạt nhân sau khi Mỹ phá rào tên lửa tầm xa cho Ukraine (vào ngày 17/11) và Ukraine tận dụng ngay sự cho phép này của Mỹ để tập kích vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa ATACMS.
Nga xác nhận rằng Ukraine vào hôm 19/11 đã tập kích một nhà máy quân sự Nga tại tỉnh vùng biên Bryansk bằng 6 quả tên lửa đạn đạo ATACMS có độ chính xác cao do Mỹ sản xuất.
Phản ứng lại cuộc tập kích này, Ngoại trưởng Nga Lavrov tố cáo phương Tây đang muốn leo thang xung đột giữa Nga và Ukraine. Ông Lavrov tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay: “Việc ATACMS được sử dụng liên tục tại tỉnh Bryansk vào hôm nay dĩ nhiên là tín hiệu cho thấy phương Tây muốn leo thang. Nếu thiếu Mỹ, Ukraine không thể sử dụng những quả tên lửa công nghệ cao này”.
VOV.VN - Truyền thông quốc tế vừa phản ánh báo cáo đặc biệt của CACDS (tổ chức có tầm ảnh hưởng tại Ukraine) trình bày phương án Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân dạng thô để đối đầu quân sự với Nga trong tình huống Kiev bị Mỹ cắt viện trợ quân sự dưới thời Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2.
Mức độ nghiêm túc của Nga mà phương Tây không nên xem thường
Matthew Bunn - giáo sư Đại học Havard, người chuyên theo dõi rủi ro hạt nhân trong hàng thập kỷ, đánh giá rằng “xác suất dài hạn về chiến tranh hạt nhân có thể đã tăng lên một chút” do Mỹ sẵn lòng để cho Ukraine tập kích sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí Mỹ.
Ngoài việc gỡ rào về tên lửa tầm xa, Tổng thống Mỹ Biden mới đây còn lần đầu tiên phê chuẩn cung cấp cho Ukraine mìn chống bộ binh, đảo ngược chính sách của chính ông Biden trước đây. Động thái này cũng góp phần làm tăng nguy cơ leo thang xung đột Nga - Ukraine vượt ra khuôn khổ giữa hai nước này. Được biết, tính đến năm 2022, Mỹ sở hữu một kho mìn đồ sộ, gồm khoảng 3 triệu quả mìn sát thương.
Mặc dù một bộ phận phương Tây cho rằng điện Kremlin chỉ đang khoa trương về sức mạnh vũ khí của mình, trên thực tế có những dấu hiệu cho thấy ban lãnh đạo Nga rất nghiêm túc trong cách nhìn nhận của họ về kịch bản chiến tranh hạt nhân. Tối thiểu, họ cũng muốn chỉ cho công chúng Nga thấy rằng nước này sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.
VOV.VN - Cuộc xung đột Nga - Ukraine khốc liệt đã bước vào ngày thứ 1.000 vào hôm 19/11/2024. Cuộc đối đầu quân sự lớn nhất châu Âu sau Thế chiến II này chứng kiến sự tổn thất hàng chục ngàn sinh mạng và sự tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD, với những tổn thương khó đong đếm cho kinh tế, xã hội những nước tham chiến…
Hôm 18/11, Viện Nghiên cứu phòng thủ dân sự và tình trạng khẩn cấp (cơ quan thuộc Bộ Tình trạng khẩn cấp của Nga) tuyên bố các hầm trú bom cơ động do họ phát triển đã được sản xuất hàng loạt lần đầu tiên trong lịch sử.
Các hầm này, có tên gọi là “KUB-M”, trông giống các container hàng hải và giúp bảo vệ con người trong vòng 48 tiếng đồng hồ trước các mối đe dọa khác nhau, bao gồm “thiên tai và các tai nạn do con người gây ra”, kể cả “sóng xung kích không khí và phóng xạ nhẹ từ một vụ nổ hạt nhân”.
Theo viện nghiên cứu trên, các hầm KUB-M có thể bảo vệ con người khỏi chất hóa học độc hại, lửa cháy và các loại vũ khí thông thường. Họ cho biết, lợi thế chính của KUB-M là tính cơ động.
Vẫn theo viện này, mỗi container như vậy chứa được 54 người và có thể chứa nhiều hơn nữa nếu gắn thêm module.
Giới quan sát cho rằng việc công bố KUB-M không phải là sự tình cờ ngẫu nhiên mà chính là thông điệp răn đe nhằm vào phương Tây: Nga rất nghiêm túc khi cảnh báo về khả năng đối đầu hạt nhân và hiện đang tích cực chuẩn bị cho kịch bản đó dù rằng họ liên lục tuyên bố không muốn lâm vào chiến tranh hạt nhân với các đối thủ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận