24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Văn Anh Tuấn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tỷ lệ nợ xấu tăng vọt, công ty tài chính đề xuất không áp trần tăng trưởng tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu bình quân tại các công ty tài chính đã lên tới 9-10%, trong khi tỷ lệ này vào thời điểm cuối năm 2020 đạt khoảng 6% và dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ tiếp tục tăng.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng vốn điều lệ của các công ty tài chính hội viên đạt 22.195 tỷ, tăng trên 21% so với cuối năm 2020 và chiếm khoảng gần 80% tổng vốn điều lệ của toàn khối các công ty tài chính, trong đó công ty đứng đầu về vốn điều lệ là FE Credit (10,928 tỷ).

Tổng tài sản các công ty tài chính hội viên tính đến cuối tháng 9/2021 đạt khoảng 151.000 tỷ đồng, tăng nhẹ khoảng 2% so với cuối năm 2020; Tổng dư nợ tín dụng đạt khoảng 150.000 tỷ đồng, gần như không tăng trưởng so với cuối năm 2020.

Đặc biệt, cơ quan này cho biết, tỷ lệ nợ xấu bình quân đã lên tới 9-10% trong khi tỷ lệ này vào thời điểm cuối năm 2020 đạt khoảng 6% và dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ tiếp tục tăng.

Đại diện các công ty cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2021, đặc biệt từ quý 2 đến quý 3/2021, dịch COVID -19 bùng phát lần thứ 4 đã có khoảng 20 tỉnh thành phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Việc giãn cách trong thời gian dài đã ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế. Hoạt động của các công ty tài chính là một trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là các tỉnh phía Nam.

Nhiều khách hàng là F1, F0 hoặc ở trong khu vực giãn cách không thể giao tiếp được với các công ty để làm các thủ tục theo quy định, đa phần các điểm giới thiệu dịch vụ đều phải duy trì số lượng tối thiểu cán bộ nhân viên (làm việc luân phiên hoặc 3 tại chỗ) hoặc tạm thời đóng cửa, dẫn đến khó khăn trong việc giao dịch với khách hàng để giới thiệu sản phẩm cũng như thu phí dịch vụ, thu nợ, xử lý nợ xấu,...

Những yếu tố này vừa tác động lớn đến doanh số giải ngân và thu nợ dẫn tới phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao, đồng thời cũng hạn chế tăng trưởng, thậm chí tăng trưởng âm.

Theo đó, các thành viên đưa ra nhiều đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh khung pháp lý, tháo gỡ vướng mắc cho công ty tài chính trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

Trong đó, các thành viên đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng cơ chế tăng trưởng linh động, không áp trần tăng trưởng tín dụng, hoặc nới lỏng room tín dụng đối với các công ty tài chính sau khi nền kinh tế đã kiểm soát được dịch bệnh COVID nhằm hỗ trợ các công ty trong công tác cung ứng vốn cho người dân phục hồi việc kinh doanh hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả