Tỷ lệ bao phủ nợ xấu: Sức mạnh từ tấm khiên Ancile của "nhà vua"
“Chừng nào Ancile còn ở Rome thì chừng đó Rome còn trường tồn và bền vững” - lời phán của các vị thần dành cho nhà vua về khả năng của chiếc khiên của thần Mars. Các vị vua thì luôn có cho mình một chiếc khiên, ngành ngân hàng cũng vậy. Sức mạnh của chiếc khiên bảo vệ ngành ngân hàng được thể hiện qua tỷ lệ bao phủ nợ xấu của từng ngân hàng - nhân tố giúp các ngân hàng phòng thủ trước các rủi ro liên quan đến nợ xấu.
Nhìn lại giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại các ngân hàng có xu hướng tăng dần đều qua các năm. Nguyên nhân phần nào đến từ việc tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm nhờ vào việc chuyển nợ qua VAMC, giúp cho áp lực trích lập dự phòng nợ xấu của các ngân hàng được giảm bớt. Tính đến năm 2019, VCB và ACB là hai ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu lớn nhất toàn hệ thống (170%), bỏ xa các đối thủ còn lại nhờ vào chất lượng của các khoản nợ.
Bước sang năm 2020, dưới tác động động của thông tư 01 khiến cho mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, tỷ lệ nợ xấu nội bảng trong toàn hệ thống ngân hàng chỉ tăng nhẹ 0,13% so với năm 2019 (1,63%). Do đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu trong toàn hệ thống chỉ bắt đầu tăng mạnh vào cuối năm khi mà áp lực nợ xấu đang dần hiện hữu. Trong đó, có thể thấy tỷ lệ bao phủ nợ xấu của nhóm những ngân hàng đứng đầu có sự gia tăng mạnh mẽ và cao hơn rõ rệt so với tỷ lệ bao phủ trung bình của nhóm còn lại (chỉ đạt quanh mức 70%). Thậm chí tại VCB, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng này lên đến 370%, gấp gần 5 lần so với dư nợ xấu.
Năm 2021, việc các ngân hàng phải trích tối thiểu 30% dự phòng đối với các khoản nợ tái cơ cấu trong năm 2021 (theo đúng quy định của Thông tư 14/2021/TT-NHNN) đã khiến cho tỷ lệ bao phủ nợ xấu có sự gia tăng mạnh mẽ so với cùng kỳ, đặc biệt là ở các ngân hàng top đầu như VCB, MBB, BID,... với con số lên tới 200%, thậm chí là 300%.
Việc trích lập dự phòng mạnh tay thể hiện sự chủ động của các ngân hàng trong việc tạo “chiếc khiên Ancile” trước các rủi ro về tăng nợ xấu trong tương lai, khi thời hạn cơ cấu lại nợ kết thúc và giảm áp lực lên kết quả kinh doanh các năm sau thông qua việc xem đây như một bước hạch toán nhằm “giấu lãi”.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận