Tỷ giá sẽ ra sao sau động thái của Fed?
Sau khi Fed tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, tỷ giá tiền đồng tăng nhẹ, nhưng nhanh chóng giảm trở lại dù vẫn có áp lực tăng.
Trên thị trường quốc tế, chỉ số USD-Index tăng 0.83 điểm sau 1 tuần, lên mức 105.02 điểm.
Sức mạnh của đồng bạc xanh tiếp tục được củng cố sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, một động thái lịch sử để chống lạm phát và dự báo một nền kinh tế chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong những tháng tới.
Sáng 17/06, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm tỷ giá trung tâm 4 đồng/USD so với phiên 16/06 xuống còn 23,089 đồng/USD. Trước đó, trong phiên ngày 16/6, tỷ giá cũng không tăng so với phiên liền trước sau động thái của Fed.
Bên cạnh đó, hàng loạt các đồng tiền khác trên thế giới cũng mất giá rất mạnh như Thái Bath và đồng đô la Đài Loan lần lượt mất giá 7.33%, 5%, Yên Nhật mất giá 14.6%...
Thứ nhất, việc này sẽ khiến cho chi phí vay và trả nợ nước ngoài bằng đồng USD bị tăng lên.
Thứ hai, sẽ tác động một phần đối với tỷ giá vì USD đã và đang còn tăng giá và tỷ giá sẽ tăng nhẹ.
Thứ ba, có thể bắt đầu thêm sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư tức là khi Fed tăng lãi suất thì dòng vốn sẽ quay trở về Mỹ vì lãi suất ở đó cao hơn và một phần quay trở lại châu Âu vì mức độ rủi ro ở đó được đánh giá thấp.
Tuy nhiên, ông Lực nhận định, khả năng dịch chuyển vốn không nhiều vì Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn. Nhưng bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, việc Fed tăng lãi suất sẽ không tác động nhiều đến tỷ giá tại Việt Nam.
TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, tỷ giá năm nay sẽ gặp nhiều áp lực hơn năm ngoái, song vẫn sẽ ở trạng thái tương đối ổn định. Dự kiến, tỷ giá năm nay chỉ tăng 0.5 - 1% so với năm trước do quan hệ cung - cầu ngoại tệ tương đối tốt.
Cùng quan điểm, ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc Tư vấn đầu tư Maybank Investment Bank cũng nhận định dù tỷ giá sẽ chịu áp lực nhưng nhiều năm qua vẫn ổn và dự kiến sẽ tiếp tục ổn định. Điều này cho thấy VND có khả năng sẽ tăng giá với các đồng tiền khác vì USD-Index tăng.
Tỷ giá sẽ chịu áp lực. Áp lực trên VND sẽ tăng cao dựa trên 2 yếu tố.
Thứ nhất, áp lực tăng giá USD, Fed tuyên bố tăng 75 điểm cơ bản tháng này và trong tháng tới có khả năng tăng 50 điểm cơ bản và theo dự báo của các thành viên, lãi suất chuẩn của Fed sẽ khép năm 2022 ở mức 3.4%, tức tăng 1.5 điểm phần trăm so với ước tính tháng 3/2022. Điều này cho thấy đồng USD sẽ tiếp tục tăng giá so với các đồng tiền khác. Đồng USD tăng giá chắc chắn sẽ gây áp lực lên VND.
Thứ hai, về lãi suất. mặt bằng lãi suất của Việt Nam và mặt bằng lãi suất của Mỹ, mức độ chênh lệch sẽ co hẹp lại. Do đó, chắc chắn đồng USD sẽ tiếp tục hưởng lợi. Và như vậy, tỷ giá USD/VND sẽ bị ảnh hưởng.
Về tổng thể, tỷ giá USD/VND từ đầu năm đến giờ đã có sự điều chỉnh, tỷ giá giao dịch ở các NHTM cũng đã bị sụt giảm và cũng đã phản ánh áp lực này.
“Tôi không nghĩ áp lực sẽ gây sốc quá nhiều, vì NHNN đã có đủ dư địa để hỗ trợ can thiệp, dự trữ ngoại hối của Việt Nam cũng cao. Bên cạnh đó, lạm phát của Việt Nam lại thấp hơn lạm phát của Mỹ. Cho nên tổng thể thì tỷ giá sẽ tiếp tục đi lên nữa, VND sẽ bị mất giá hơn USD, không quá 3% trong năm nay”, ông Tuấn dự báo thêm.
Tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước chiều 18/06, ông Phạm Chí Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ đánh giá áp lực về mặt lãi suất và tỷ giá tại Việt Nam sẽ rất lớn trong thời gian tới với lạm phát toàn cầu tăng nhanh. Đặc biệt là giá dầu và giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất tăng mạnh sau sự đứt gãy cung ứng toàn cầu do dịch COVID-19 cộng thêm chiến tranh Nga-Ukraine tạo nên mặt bằng lạm phát rất cao.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận